12/11/2019
Share

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 5/5 (2179 bình chọn)
Bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính, không lây nhiễm nhưng lại có mức độ phát triển chóng mặt tại các nước đang phát triển , trong đó có Việt Nam, và đối tượng đặc biệt là những người lớn tuổi. Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, không vì thế mà người cao tuổi mất đi niềm tin vào cuộc sống vì đã có bí quyết giúp người bệnh sống vui sống khỏe với bệnh tiểu đường.

Nỗi lo về biến chứng của bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Tỉ lệ người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng

Trong những năm gần đây, tiểu đường là căn bệnh ngày càng phổ biến ở người cao tuổi gây ra các biến chứng nguy hiểm, nhất là biến chứng tim mạch, là những nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở nhóm người này.

Tỉ lệ người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng

Tỉ lệ người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ mắc tiểu đường ở người cao tuổi là do những thay đổi về chuyển hóa glucose, rối loạn bài tiết insulin và đề kháng insulin. Bên cạnh đó, người cao tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc có ảnh hưởng đến đường máu và do lối sống tĩnh, ít vận  động dẫn đến thừa cân, béo phì.

Theo một số báo cáo, tại Việt Nam năm 2017 có 3.53 triệu người chung sống với bệnh tiểu đường. Và con số này được dự báo tăng lên 6.3 triệu người vào năm 2045.  Mỗi năm có gần 29.000 người tử vong do các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường như tim mạch, thần kinh, thận, mạch máu, mắt… 

Đa số bệnh nhân tiểu đường cao tuổi là tiểu đường tuýp 2 (chiếm đến 95%). Việc chẩn đoán bệnh tiểu đường ở người già là điều không hề dễ do các triệu chứng của bệnh thường không có hoặc không điển hình và thường nhầm lẫn với một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

Các biến chứng thường mắc phải

Bệnh tiểu đường ở người già nếu không được điều trị và có giải pháp kiểm soát kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh như:

  • Biến chứng về mắt gây giảm thị lực, mù lòa
  • Đột quỵ tim, đột quỵ não
  • Biến chứng thần kinh ngoại vi, hôn mê do tiểu đường
  • Khả năng liền các vết thương kém
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng do suy giảm sức miễn dịch

Mặc dù bệnh tiểu đường ở người già gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng nếu bệnh được phát hiện sớm thì có thể can thiệp dự phòng ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển bệnh. Bên cạnh đó, việc kiểm soát tốt đường huyết vẫn có thể ngăn ngừa tiến triển các biến chứng xấu. 

Giải pháp kiểm soát đường huyết hiệu quả ở người cao tuổi

Song song với việc tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân tiểu đường cần thay đổi lối sống của mình để kiểm soát tốt đường huyết. Các thay đổi đó bao gồm chế độ ăn, chế độ luyện tập, sử dụng thuốc và khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống lành mạnh

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh là một trong những cách kiểm soát đường huyết tốt nhất. Người cao tuổi nên nhớ, nhịn ăn hoặc chế độ ăn kiêng khem quá mức không phải là cách tốt để kiểm soát đường huyết. Người cao tuổi bị tiểu đường phải ăn đủ các dưỡng chất thiết yếu, nhưng nên chia lượng thức ăn ra thành nhiều bữa nhỏ để cơ thể không cảm thấy đói và tránh tình trạng đường huyết tăng nhanh sau khi ăn.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống lành mạnh

Bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết nằm trong giới hạn cho phép

Khi lựa chọn thực phẩm, quan trọng nhất là người mắc tiểu đường cần chú ý đến chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất bột đường thường có chỉ số đường huyết cao hơn sẽ nên ăn hạn chế. Bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như trái cây tươi, rau củ, các loại đậu, thực phẩm nguyên hạt như ngũ cốc, các loại thực phẩm bổ sung protein ít béo như cá, trứng, sữa,.... Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường, muối và chất béo bão hòa, các loại thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh hoặc chế biến sẵn.

Xem thêm: Thực phẩm tốt cho người già

Uống đủ nước và hạn chế/không sử dụng các chất kích thích

Người già bị tiểu đường cần uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 1.5 - 2 lít nước/ngày. Hạn chế/không sử dụng các loại đồ uống có chứa cồn như rượu, bia, nước ngọt có gas, chứa nhiều đường,... Đồng thời tuyệt đối không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào,... Vì theo các chuyên gia, đây là một trong những nguyên nhân làm tăng đường huyết, hoặc biến chứng cấp hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1 và gia tăng nguy cơ xảy ra biến chứng ở người cao tuổi bị bệnh tiểu đường.

Luyện tập thể dục đều đặn, phù hợp với thể trạng của bản thân

Để kiểm soát đường huyết tốt, bệnh nhân cần vận động thể chất đều đặn, lựa chọn chế độ luyện tập vừa sức, hợp lý dựa trên các chỉ dẫn của bác sĩ điều trị để duy trì cân nặng và tiêu hao năng lượng dư thừa. 

Giải pháp sống vui sống khỏe với bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Cùng với việc ổn định đường huyết, một mục tiêu quan trọng của điều trị tiểu đường là đưa người bệnh về cuộc sống gần như người bình thường. Vì thế, việc điều trị tiểu đường cho người già mắc bệnh không đơn giản chỉ là việc bác sĩ kê toa thuốc mà cần sự hỗ trợ về mặt xã hội, của gia đình bệnh nhân. 

Tạo ra niềm vui trong cuộc sống

Tạo ra niềm vui trong cuộc sống

Lựa chọn cho mình một môn thể thao yêu thích giúp người già bị tiểu đường vui khỏe hơn

Chính quan niệm kiêng khem quá mức trong chế độ ăn uống đã khiến người bệnh tiểu đường luôn căng thẳng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không có thực phẩm nào là kiêng tuyệt đối với người bệnh tiểu đường. Chỉ có hạn chế một số thực phẩm để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Để sống vui sống khỏe cùng bệnh tiểu đường, người bệnh có thể thỉnh thoảng thưởng thức một món ăn yêu thích nhưng cần biết kiềm chế, chỉ ăn ở mức độ vừa phải và cân đối với các món ăn khác. Lựa chọn cho mình một môn thể thao yêu thích và quây quần cùng con cháu,...

Không tự đặt gánh nặng lên bản thân về việc điều trị và theo dõi bệnh

Người cao tuổi bị tiểu đường thường có gánh nặng tâm lý, đôi lúc những cử chỉ quan tâm quá mức của con cháu cũng khiến họ bị áp lực. Vì thế, việc cần làm là động viên  người cao tuổi không nên tự đặt gánh nặng lên bản thân về việc điều trị và theo dõi bệnh. Hãy chỉ họ cách tự sử dụng máy thử đường huyết mao mạch, cách lựa chọn thực phẩm và phối hợp các nhóm thực phẩm khi ăn kiêng. Nhờ đó, người già bị tiểu đường sẽ thấy mình chủ động, không phiền đến người khác và vui mừng, phấn khởi khi tự mình đóng góp phần lớn vào hiệu quả của điều trị.

Giữ các mối quan hệ xã hội

Nên nhớ không có bất kỳ rào cản nào đối với người già bị bệnh tiểu đường trong việc duy trì các mối quan hệ xã hội. Họ hoàn toàn có thể có cuộc sống, sinh hoạt như người bình thường. Vẫn có thể làm việc, tham gia các buổi tụ tập, các buổi tập dưỡng sinh hay các cuộc đi du lịch. Chỉ cần lưu ý đến việc kiểm soát đường huyết khi ăn uống hay vận động. 

Ngoài các giải pháp trên, để sống vui sống khỏe trước hết bệnh nhân cần có sức khỏe tốt. Để đạt được điều đó, ngoài chú ý chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hằng ngày, người cao tuổi bị tiểu đường có thể bổ sung dưỡng chất từ các sản phẩm dinh dưỡng hoặc sữa chuyên biệt. Các dòng sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt như sữa dành cho người già cao tuổi có công thức dinh dưỡng đã được nghiên cứu kỹ, phù hợp với khuyến cáo; có chỉ số đường huyết nằm trong mức cho phép, hệ bột đường tiên tiến có đặc tính hấp thu chậm, cung cấp một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, giúp người bệnh kiểm soát đường huyết hiệu quả. Đồng thời bổ sung đa dạng các dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe, bảo vệ tim mạch, thị lực cho người bệnh tiểu đường.

Mong rằng với những thông tin vừa được chia sẻ qua bài viết trên, người cao tuổi bị tiểu đường có thể sống vui sống khỏe nhờ vào việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe dẻo dai, tinh thần thư thái bên gia đình, con cháu.

Thông tin liên hệ:

Hotline: 1900 633 559

Website: www.vitadairy.vn

Facebook: https://www.facebook.com/vitadairy.com.vn/

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 5/5 (2179 bình chọn)

Chủ đề liên quan

Bài viết liên quan

Bệnh Tiểu Đường Và Những Điều Cần Biết
03/03/2021
Bệnh Tiểu Đường Và Những Điều Cần Biết
Bệnh tiểu đường là gì? Triệu chứng và tác hại của bệnh lý? Chế độ dinh dưỡng cùng nhiều thông tin hữu ích khác sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây
10 Loại Trái Cây Tốt Cho Người Tiểu Đường Bạn Nên Biết
03/03/2021
10 Loại Trái Cây Tốt Cho Người Tiểu Đường Bạn Nên Biết
Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? Không nên ăn trái cây gì? Cần chú ý gì khi bổ sung trái cây cho bệnh nhân? Khám phá ngay với chuyên gia nhé!
Người bị bệnh tiểu đường nên uống sữa gì?
27/02/2021
Người bị bệnh tiểu đường nên uống sữa gì?
Bổ sung sữa vào chế độ dinh dưỡng người bị tiểu đường là cần thiết nhưng không phải dòng sữa nào cũng tốt. Vậy người bị bệnh tiểu đường nên uống sữa gì?
Bị tiểu đường có ăn hải sản được không và những lưu ý
10/10/2019
Bị tiểu đường có ăn hải sản được không và những lưu ý
Các vấn đề về ăn uống và thực phẩm, đặc biệt là hải sản được nhiều người bệnh quan tâm. Vậy người bị tiểu đường ăn hải sản được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Liệu người bị bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không?
08/10/2019
Liệu người bị bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không?
Nhiều người cho rằng nước dừa có hương vị tươi mát, ít calo và mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường. Vậy những nhận định trên liệu có đúng? Và bị tiểu đường có uống nước dừa được không?

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

Tải ứng dụng ngay