Chia sẻ cùng chuyên gia
Bí quyết mẹ khoẻ
Xem thêm
Nuôi dưỡng bé yêu
Xem thêm
Chăm sóc người lớn tuổi
Xem thêm
Trải qua hành trình 15 năm với sứ mệnh “Vun bồi sức sống”, VitaDairy luôn mong muốn đồng hành cùng bạn chăm sóc sức khỏe cho bé và những người thân yêu trong gia đình. Nếu cần tư vấn về sản phẩm và dinh dưỡng, đừng ngần ngại kết nối cùng các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành tại VitaDairy. Dựa trên kiến thức chuyên môn và thể trạng mỗi người, các chuyên gia sẽ đưa ra giải đáp tốt nhất cho bạn.
Đội ngũ chuyên gia tại VitaDairy đã sẵn sàng ghi nhận câu hỏi từ Quý khách hàng!
Thân chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến mục tư vấn dinh dưỡng của VitaDairy. Theo thông tin bạn cung cấp, hiện bé nhà mình đang nhẹ cân hơn chuẩn trung bình. Có nhiều nguyên nhân làm bé bị nhẹ cân. Trong đó, nguyên nhân dinh dưỡng thường là nguyên nhân hàng đầu. Trẻ nhẹ cân có thể do chưa được đáp ứng tốt về dinh dưỡng. Do lượng thức ăn hàng ngày cho bé chưa phù hợp gây ra thiếu hụt dinh dưỡng, lâu ngày bé sẽ bị nhẹ cân.. Bác sĩ thông tin đến mẹ nhé!
Mẹ Ngọc thân mến! Theo tham khảo về chiều cao trung bình cho trẻ nhỏ của WHO, bé trai 8 tuổi chiều cao trung bình khoảng 127.3cm. Nếu chiều cao của con trong khoảng từ 116-121 thì đã có thể coi là thiếu chiều cao so với các bạn cùng tuổi. Bạn có thể kiểm tra chiều cao của con để biết tình trạng của bé nhé. Về thắc mắc của mẹ Ngọc rằng bố mẹ không cao con có cao được không, xin được thông tin như sau: Trong các yếu tố quyết định chiều cao của trẻ ở tuổi trưởng thành, chỉ có 20% phụ thuộc vào yếu tố di truyền, 80% còn lại sẽ được quyết định bởi yếu tố dinh dưỡng, môi trường, vận động thể dục của trẻ. Như vậy, nếu trường hợp bố mẹ không cao, nhưng trẻ được bổ sung dinh dưỡng tốt, tập luyện thể thao thường xuyên, môi trường sống thoải mái và không bị các bệnh lý mạn tính thì hoàn toàn trẻ có thể phát triển chiều cao tối ưu. Bạn chú ý về vấn đề dinh dưỡng, để phát triển tốt chiều cao thì chế độ dinh dưỡng trong suốt các giai đoạn phát triển của trẻ từ nhỏ cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như Canxi, Phospho, Vitamin D3, và một số dưỡng chất đặc biệt như MK-7. Cảm ơn mẹ đã gửi câu hỏi đến mục tư vấn dinh dưỡng! Chào mẹ!
Chào bạn Phương! Hệ miễn dịch của chúng ta được ví như 1 "vệ sĩ" bảo vệ cơ chống lại bệnh tật và các yếu tố gây hại khác, giúp cơ thể khỏe mạnh. Thế nhưng, trong thời gian mang thai, do sự thay đổi của nội tiết tố nên hệ miễn dịch của cơ thể người phụ thường bị suy giảm. Cũng trong thời gian này, mẹ cầu cần hết sức quan tâm đến việc bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi. Do vậy việc bạn đang cảm thấy mệt mỏi và lo lắng là hoàn toàn đúng. Do vậy việc bạn đang cảm thấy mệt mỏi và lo lắng là hoàn toàn đúng. Để phòng bệnh, việc cơ bản chúng ta có thể làm là tăng cường và củng cố hệ miễn dịch của cơ thể để giúp chống lại các thực thể gây bệnh bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Để tăng cường miễn dịch hiệu quả trong thời gian mang thai mẹ nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết, tăng cường ăn trái cây, rau xanh. Thêm vào đó, bạn có thể bổ sung các thành phần dưỡng chất có tác dụng hỗ trợ trực tiếp cho hệ miễn dịch, loại bỏ yếu tố gây bệnh, như thành phần kháng thể tự nhiên sữa non, đặc biệt là sữa non 24h đầu. Đây là một cách hiệu quả và thân thiện để giúp tăng cường miễn dịch cho mẹ bầu, ngăn ngừa ốm vặt, giúp con phát triển khỏe mạnh mà mẹ Phương có thể cân nhắc bổ sung trong chế độ dinh dưỡng thai kỳ.
Chào bạn Hiện tại bạn đang bước vào tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối của thai kỳ): là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh nhất nên mẹ cần tăng khoảng 5-6kg và cân nặng của thai nhi có thể tăng khoảng 2kg trong vòng 3 tháng tới. Trong giai đoạn này chế độ dinh dưỡng với mẹ rất quan trọng vì nếu bị thiếu dinh dưỡng vào cuối thai kỳ, bà mẹ có nguy cơ sinh con nhẹ cân. Dinh dưỡng tốt cho mẹ sẽ hạn chế tai biến sản khoa và tăng khả năng tạo sữa sau sinh, giúp duy trì bé bú mẹ đầy đủ. Khẩu phần ăn hàng ngày cần đủ nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng như: Chất đạm giúp thai nhi phát triển và gia tăng lượng sữa khi mẹ sinh con. Chất béo: rất cần cho sự phát triển của hệ thần kinh của bé. Chất bột đường là nguồn năng lượng chính của khẩu phần: gạo, mì, ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang… Rau xanh và hoa quả tươi: là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất quan trọng đồng thời có nhiều chất xơ chống táo bón rất tốt trong giai đoạn này Đặc biệt canxi là thành phần rất quan trọng trong việc hình thành xương và răng của bé. Nếu khẩu phần ăn không đủ canxi sẽ dẫn đến tình trạng bà mẹ sẽ bị “lấy” canxi từ xương ra dễ dẫn đến nguy cơ loãng xương cho bà mẹ sau này. Số bữa ăn: lúc này thai to, các mẹ cần ăn làm nhiều bữa, có thể ba bữa chính tập trung các thực phẩm đa dạng, 2-3 bữa phụ có thể dùng sữa dành cho bà bầu hoặc các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua,… Ngoài ra, để có dinh dưỡng tốt kết hợp với tăng cường miễn dịch, mẹ nên chọn sản phẩm với thành phần dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, bổ sung kháng thể tự nhiên IgG từ sữa non ColosIgG 24h đầu giúp tăng cường miễn dịch cho mẹ, ngăn ngừa ốm vặt, và giúp bé phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt nên có chất xơ hoà tan FOS có vai trò cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cho hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh và phòng ngừa táo bón. Lưu ý: không nên ăn mặn nhất là gần ngày sinh, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà đặc…đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, phẩm màu và sản phẩm có chất bảo quản. Chúc bạn có thai kỳ khỏe mạnh để chuẩn bị đón thiên thần của mình chào đời nhé.