03/03/2021
Share

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 4/5 (1906 bình chọn)
Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? Không nên ăn trái cây gì? Cần chú ý gì khi bổ sung trái cây cho bệnh nhân? Khám phá ngay với chuyên gia nhé!

Trái cây là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng lớn các loại vitamin, chất xơ, và khoáng chất, là nguồn bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, kể cả người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên trong trái cây có chứa hàm lượng đường nhất định sẽ có tác động đến việc kiểm soát đường huyết ở người bị bệnh tiểu đường. Vậy người bị tiểu đường nên ăn trái cây gì? Hay cần những lưu ý gì trong việc bổ sung trái cây cho người tiểu đường?

Người bị bệnh tiểu đường có nên ăn trái cây?

Đa số người mắc bệnh tiểu đường đã lầm tưởng rằng việc ăn hoa quả, trái cây có thể làm tăng hàm lượng đường huyết có trong máu nên đã loại bỏ chúng ra khỏi chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, theo Thạc sĩ, Bác sĩ Doãn Thị Tường Vi - Viện phó Viện Dinh Dưỡng Lâm Sàng “mặc dù trái cây cung cấp hàm lượng đường tự nhiên cao nhưng nó là nguồn thực phẩm vô cùng cần thiết, cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng như: vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa... rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có nên ăn trái cây?

Người bệnh tiểu đường có nên ăn trái cây?

Trong trái cây có đến 75% - 95% là nước giúp bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Và hàm lượng vitamin C cao giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật hiệu quả hơn.

Vì thế, trái cây nên được đưa vào khẩu phần ăn hằng ngày của người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, cần lưu ý các nguyên tắc lựa như sau.

Nguyên tắc chung khi bổ sung trái cây cho người tiểu đường

Theo TS Pradeep Gadge - Trung tâm đái tháo đường Sheva, Mumbai, Ấn Độ, khi bổ sung trái cây vào chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường cũng cần theo một nguyên tắc nhất định. Không thể áp dụng số lượng giống với người bình thường vì nhu cầu và chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân tiểu đường cần được kiểm soát chặt chẽ.

Lựa chọn các loại trái cây có chỉ số đường huyết (GI) thấp

Chỉ số đường huyết (GI - Glycaemic Index) của thực phẩm là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường, luôn là yếu tố cần quan tâm hàng đầu khi lựa chọn trái cây cũng như sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường. Khi lựa chọn trái cây, người bệnh tiểu đường ưu tiên lựa chọn các loại trái cây có chỉ số GI thấp như ổi, thanh long, táo, cam, dâu tây, chanh và mận. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể bổ sung các loại trái cây như nho, xoài, chuối, mãng cầu,...nhưng với số lượng rất hạn chế vì hàm lượng đường cao, đặc biệt là khi chúng quá chín.

Phụ thuộc vào mức độ bệnh và sức khỏe của người tiểu đường

Tình trạng bệnh ở mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau nên phương pháp điều trị cũng khác nhau. Vì thế, việc bổ sung và lựa chọn trái cây sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh và sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Để tốt nhất, khi bổ sung trái cây vào thực đơn hằng ngày của người bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có sự lựa chọn phù hợp.

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn hoa quả gì?

“Bị tiểu đường nên ăn hoa quả gì?” là câu hỏi của hầu hết bệnh nhân và người nhà chăm sóc bệnh nhân. Theo bác sĩ Tường Vi, bệnh nhân tiểu đường có thể bổ sung một số loại trái cây như bưởi, dâu tây, cam, cherry, táo hay lê vào bữa ăn hàng ngày của mình nhưng số lượng cần được tuân thủ giới hạn nhất định.

Người bị tiểu đường nên ăn hoa quả gì?

Người bị tiểu đường nên ăn hoa quả gì?

Bưởi

Trong bưởi có đến 91% là nước, giúp cung cấp nước cho cơ thể người bệnh. Bên cạnh đó, bưởi còn là loại trái cây rất giàu vitamin và lượng chất xơ hòa tan cao rất tốt cho sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt, bưởi có chỉ số đường huyết GI = 25 và hàm lượng naringenin làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Mặc dù rất nhiều dưỡng chất nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh tiểu đường chỉ cần ăn 6 múi của một quả bưởi trung bình (tương đương 300g/ngày) mỗi ngày là hợp lý.

Dâu tây

Dâu tây hoặc bất kỳ quả mọng nào khác như việt quất, mâm xôi, phúc bồn tử đều là lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), dâu tây là loại trái cây rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin C và chất xơ, cùng chỉ số GI thấp rất tốt cho người bị tiểu đường. 

Cam

Cam là loại trái cây không thể bỏ qua khi băn khoăn bị tiểu đường nên ăn hoa quả gì. Trong quả cam có chứa đến 87% nước, 8,4g carbohydrate và  37 kcal trong 100g cùng chỉ số đường huyết thấp rất thích hợp để bổ sung cho bệnh nhân tiểu đường. Không chỉ vậy, cam còn rất giàu chất xơ, vitamin và ít đường hỗ trợ bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Cherry (Anh đào)

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cherry là lựa chọn thông minh cho chế độ ăn uống lành mạnh của người bệnh tiểu đường. Cherry tươi có chỉ số đường huyết thấp GI = 22, giàu vitamin C, A, B9, chất chống oxy hóa, sắt, kali, magiê và chất xơ rất tốt cho người tiểu đường trong việc kiểm soát đường huyết và tăng sản xuất insulin. Tuy nhiên cần cân nhắc sử dụng các loại anh đào đóng hộp đối với người tiểu đường vì chỉ số đường huyết gấp đôi anh đào tươi (GI = 41).

Táo

Chỉ với 47 kcal  và 11,3 g carbohydrate, một quả táo sẽ là lựa chọn tuyệt vời trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của người bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, táo còn giàu vitamin C, chất chống oxy hóa và ước tính một quả táo có vỏ cung cấp gần 20% nhu cầu chất xơ mỗi ngày. Cùng chỉ số đường huyết thấp (GI = 38) giúp tăng cường sức khỏe và ổn định đường huyết hiệu quả. 

Lê chứa rất nhiều chất xơ và vitamin K giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Bổ sung lê còn tăng độ nhạy insulin trong cơ thể. Với chỉ số đường huyết GI = 38, mỗi ngày một quả lê giúp bệnh nhân giảm bớt cơn thèm ngọt mà không ảnh hưởng đến đường huyết.

Quả bơ

Với chỉ số đường huyết thấp GI = 15, bơ là loại trái cây chứa ít đường và lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh đó, bơ cung cấp một khẩu phần giàu năng lượng với hàm lượng chất béo tốt và kali lành mạnh có trong quả bơ rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

Quả đào

Một quả đào ngon ngọt là lựa chọn tuyệt vời trong thực đơn hằng ngày của người bệnh tiểu đường. Trong quả đào có chứa khoảng 10 loại vitamin khác nhau, đặc biệt là nhóm vitamin A và C, kali, chất xơ rất tốt cho sức khỏe. Một lựa chọn tuyệt vời cho bữa phụ của người bệnh tiểu đường có thể là một ly sinh tố đào kết hợp với xoài và việt quất  kèm sữa ít béo và đá xay.

Lựu

Để đa dạng thực đơn ăn uống của mình, người bệnh tiểu đường có thể bổ sung thêm quả lựu. Là loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp GI = 18, quả lựu giúp điều hòa lượng đường trong máu, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. 

Đu đủ

Trong đu đủ chứa rất nhiều dinh dưỡng có tác dụng kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng về bệnh tim. Bên cạnh đó, đu đủ cũng chứa nhiều enzym có tác dụng bảo vệ bệnh nhân tiểu đường chống lại các gốc tự do có hại. Vì thế, đu đủ xứng đáng là cái tên nằm trong thực đơn của người bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì?

Bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì?

Bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì?

Mặc dù trái cây rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải loại nào người tiểu đường đều có thể sử dụng được. Vì thế bệnh nhân tiểu đường nên cẩn trọng khi lựa chọn trái cây, đồng thời nên hạn chế ăn  một số loại trái cây hoặc có cách ăn phù hợp như:

Sầu riêng và mít

Theo nghiên cứu, lượng đường có trong quả sầu riêng và mít chín tương đương lượng đường của 1 lon cocacola hoặc một bát cơm trắng. Vì thế, người bệnh không nên sử dụng chúng, ảnh hưởng xấu đến việc kiểm soát, cân bằng hàm lượng đường huyết trong máu.

Trái dứa chín

Trong dứa chín có hàm lượng đường cao không tốt cho người bệnh tiểu đường trong việc kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên dứa lại có khả năng chống viêm tốt và giàu vitamin, vì thế người bệnh hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung vào khẩu phần ăn với hàm lượng hợp lý nhé.

Xoài chín

Xoài chín là một trong những loại trái cây thơm ngon được nhiều người yêu thích. Theo tổ chức FAO, xoài chín và đu đủ chín là đại diện của nhóm giàu vitamin A trong 8 nhóm thực phẩm chính cần bổ sung hàng ngày. Tuy nhiên, cứ trong 100g xoài chín có đến 14g đường có thể làm mất đi sự cân bằng lượng đường trong máu nếu ăn một lượng lớn trong ngày, người bệnh có thể ăn ít hơn 100g mỗi ngày và mỗi tuần ăn 1 - 2 lần. 

Chuối chín

Chuối  là loại trái cây có chỉ số đường huyết là 51, chuối càng chín, lượng đường được chuyển hóa từ tinh bột trong chuối càng nhiều, vì vậy người bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn nhiều trong một bữa, đặc biệt là chuối chín.

Vải thiều, nhãn

Vải thiều, nhãn là những loại trái cây có hàm lượng đường cao và chứa rất ít chất xơ. Vì thế người bệnh cần hạn chế, tránh sử dụng trong bữa ăn hằng ngày. Nếu ăn chỉ nên ăn từ 1 - 2 quả nhưng cần ăn loại quả tươi và ăn cách xa bữa ăn chính.

Người tiểu đường ăn trái cây khi nào là hợp lý?

Theo TS Pradeep Gadge - chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ, nếu bệnh nhân tiểu đường ăn trái cây ngay sau bữa ăn chính sẽ có nguy cơ cao tăng lượng đường trong máu. Vì thế, nên ăn trái cây cách bữa ăn chính ít nhất 2 giờ đồng hồ để tránh tình trạng đường huyết bị tăng đột ngột. Thời điểm lý tưởng nhất để người bệnh ăn trái cây là khoảng 11 giờ sáng và 5 giờ chiều.

Lưu ý khi ăn trái cây cho người tiểu đường

Ngoài chọn loại trái cây phù hợp, người bệnh cũng cần lưu ý đến cách chế biến và hàm lượng phù hợp để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu.

Bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì?

Người bị tiểu đường có nên uống nước ép trái cây?

  • Người bệnh nên ăn trái cây tươi, trái cây đông lạnh thay vì các loại trái cây đóng hộp, chế biến sẵn như trái cây ép, trái cây khô.

  • Ăn trái cây có thể thay thế bữa ăn phụ nhưng không được thay thế bữa ăn chính.

  • Khi ăn bất kỳ loại trái cây nào cũng cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân vì cơ thể mỗi người bệnh sẽ có các phản ứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng.

  • Nên ăn trái cây trực tiếp, không nên ăn bằng cách ép lấy nước.

  • Mỗi ngày chỉ được ăn trái cây tối đa 3 lần với số lượng được giới hạn theo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.

Một số vấn đề thường gặp khi bổ sung trái cây cho người bị tiểu đường

Người bị tiểu đường ăn táo tàu được không?

Như đã phân tích ở trên, trong táo tàu có chứa nhiều vitamin C, chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa rất tốt cho người tiểu đường. Tuy nhiên, các loại táo tàu đỏ, táo tàu đen đã sấy khô được khuyên không nên sử dụng cho người tiểu đường vì chúng có hàm lượng đường rất cao.

Người bị tiểu đường có uống nước dừa được không?

Vấn đề nên hay không còn tùy thuộc vào thể trạng và mức độ bệnh của mỗi người. Vì thế, bệnh nhân tiểu đường cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc các chuyên gia dinh dưỡng trước khi dùng.

Người bị tiểu đường có nên uống nước ép trái cây?

Theo TS Pradeep Gadge - Trung tâm đái tháo đường Sheva, Mumbai, Ấn Độ, nước ép trái cây không phải là lựa chọn lý tưởng của bệnh nhân tiểu đường, kể cả các loại nước ép đóng hộp có ghi nhãn là không đường.

Những trái cây nào cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ?

Trong trái cây có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết như vitamin, chất chống oxy hóa và các khoáng chất cần thiết (Na, K, Ca, kẽm, sắt,…) rất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì thế mẹ bầu nên bổ sung các loại trái cây vào thực đơn hằng ngày của mình. Đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể bổ sung một số loại trái cây có chỉ số đường huyết (GI) thấp như: cam, bưởi, chuối, táo, ổi, thanh long, kiwi,...

Trái cây là nguồn thực phẩm thiết yếu bổ sung lượng lớn các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Với những thông tin được chia sẻ trên, hy vọng đã giúp người bệnh lựa chọn được các loại trái cây phù hợp vừa đảm bảo dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe vừa giúp kiểm soát hàm lượng đường huyết trong máu hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường cũng có thể tăng cường sức khỏe và kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn bằng cách sử dụng các loại sữa dành cho người tiểu đường có chỉ số đường huyết GI nằm trong mức cho phép, bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết khác.

sữa gluvita

Gluvita gold là sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho bệnh nhân tiểu đường của Công ty Cổ phần sữa VitaDairy Việt Nam -  thương hiệu uy tín với hơn 15 năm phát triển trong thị trường sữa bột dinh dưỡng. Gluvita gold sử dụng hệ bột đường hấp thu chậm, giúp xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học để kiểm soát đường huyết hiệu quả. Hệ dưỡng chất bổ sung ưu việt với GI = 33,  FOS giúp hỗ trợ tiêu hoá, hệ Vitamin & Khoáng chất đa dạng giúp duy trì và cải thiện sức khỏe, Lutein giúp bảo vệ mắt và MUFA, PUFA giúp duy trì sức khỏe hệ tim mạch. 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VITADAIRY VIỆT NAM

99 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Tel/Fax: (028) 39152 111

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 4/5 (1906 bình chọn)

Chủ đề liên quan

Bài viết liên quan

Bệnh Tiểu Đường Và Những Điều Cần Biết
03/03/2021
Bệnh Tiểu Đường Và Những Điều Cần Biết
Bệnh tiểu đường là gì? Triệu chứng và tác hại của bệnh lý? Chế độ dinh dưỡng cùng nhiều thông tin hữu ích khác sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây
Người bị bệnh tiểu đường nên uống sữa gì?
27/02/2021
Người bị bệnh tiểu đường nên uống sữa gì?
Bổ sung sữa vào chế độ dinh dưỡng người bị tiểu đường là cần thiết nhưng không phải dòng sữa nào cũng tốt. Vậy người bị bệnh tiểu đường nên uống sữa gì?
Bí quyết giúp người cao tuổi sống vui sống khỏe với bệnh tiểu đường
12/11/2019
Bí quyết giúp người cao tuổi sống vui sống khỏe với bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính, không lây nhiễm nhưng lại có mức độ phát triển chóng mặt tại các nước đang phát triển , trong đó có Việt Nam, và đối tượng đặc biệt là những người lớn tuổi. Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, không vì thế mà người cao tuổi mất đi niềm tin vào cuộc sống vì đã có bí quyết giúp người bệnh sống vui sống khỏe với bệnh tiểu đường.
Bị tiểu đường có ăn hải sản được không và những lưu ý
10/10/2019
Bị tiểu đường có ăn hải sản được không và những lưu ý
Các vấn đề về ăn uống và thực phẩm, đặc biệt là hải sản được nhiều người bệnh quan tâm. Vậy người bị tiểu đường ăn hải sản được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Liệu người bị bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không?
08/10/2019
Liệu người bị bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không?
Nhiều người cho rằng nước dừa có hương vị tươi mát, ít calo và mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường. Vậy những nhận định trên liệu có đúng? Và bị tiểu đường có uống nước dừa được không?

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

Tải ứng dụng ngay