12/12/2019
Share

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 4/5 (130 bình chọn)

Người mắc bệnh tiểu đường cần tuân thủ một chế độ ăn uống nghiêm ngặt để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất và duy trì mức đường huyết ổn định. Vì tiểu đường là bệnh mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh phải xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học để hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, suy thận… Vậy đâu là chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường? Trong bài viết này, Vitadairy sẽ giải đáp rõ.

Dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường - Lưu ý quan trọng cần nắm

Người tiểu đường không nhất thiết phải ăn kiêng quá mức hay áp dụng thực đơn cứng nhắc. Việc lựa chọn thực phẩm và chế biến theo sở thích vẫn có thể giúp kiểm soát đường huyết nếu tuân thủ đúng nguyên tắc dinh dưỡng. Sau đây là những lưu ý quan trọng giúp đảm bảo sức khỏe và duy trì mức đường huyết ổn định:

  • Đảm bảo lượng ăn hợp lý: Người tiểu đường không nên ăn quá ít vì có thể gây mệt mỏi, cũng không nên ăn quá nhiều khiến đường huyết tăng cao. Việc duy trì khẩu phần ăn phù hợp, cân đối giữa các nhóm thực phẩm là điều quan trọng.
  • Giữ nhịp độ bữa ăn ổn định: Nên duy trì thói quen ăn ít nhất 3 bữa chính mỗi ngày, ưu tiên ăn đúng giờ để tránh tình trạng đường huyết dao động. Có thể chia nhỏ thành 4 – 5 bữa/ngày, thêm bữa phụ nhẹ vào buổi tối để hạn chế cảm giác đói vào ban đêm.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Bên cạnh chế độ ăn, việc uống đủ nước cũng rất quan trọng. Người tiểu đường nên uống tối thiểu 40ml nước/kg cân nặng mỗi ngày để hỗ trợ quá trình trao đổi chất và giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.
  • Đa dạng thực phẩm trong thực đơn: Không nên bó hẹp khẩu phần ăn chỉ với một vài loại thực phẩm nhất định. Việc bổ sung đa dạng các nhóm dinh dưỡng giúp cơ thể nhận đủ vitamin, khoáng chất và hạn chế thiếu hụt dinh dưỡng.

Lưu ý về dinh dưỡng cho người tiểu đường

Lưu ý về dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

Chế độ sinh hoạt của bệnh nhân tiểu đường

Để duy trì sức khỏe và kiểm soát tốt lượng đường huyết, bệnh nhân cần có một chế độ sinh hoạt khoa học:

Vận động

Vận động luôn mang lại cho cơ thể những lợi ích nhất định và đối với bệnh nhân tiểu đường cũng vậy. Do đó cần duy trì chế độ sinh hoạt hàng ngày với các hoạt động như: Đi dạo, bơi lội, khiêu vũ, đi xe đạp, chơi thể thao, chăm sóc sân vườn hoặc làm việc nhà.

Bệnh tiểu đường đòi hỏi người bệnh cần có nhiều hoạt động hơn để tạo ra nhiều lợi ích như: Giảm cân, giảm lượng đường trong máu, giúp tim, phổi hoạt động tốt hơn và có thêm nhiều năng lượng.

Việc vận động nên được duy trì ít nhất 3 lần 1 tuần, trong khoảng 30 – 45 phút, hãy làm quen bằng những khoảng thời gian ngắn nhất 5  10 phút, sau đó tăng dần lên. Cần có chút đồ ăn nhẹ luôn mang bên mình đẻ đề  phòng trường hợp đường huyết giảm.

Tuy nhiên, không phải vì vậy mà người bệnh vận động quá nhiều, cần có sự tham khảo và tư vấn của bác sĩ để có chế độ tập luyện phù hợp. Cần chú ý nếu người bệnh có các vấn đề về mắt, huyết áp.

Dù có sử dụng Insulin hay không cũng cần có chế độ và cách tập phù hợp nhất, cần kiểm soát lượng đường trong máu trước khi tập thể dục, thời điểm tập cũng quan trọng, nếu sử dụng insulin sẽ tập thể dục sau khi ăn chứ không phải trước khi ăn và cũng không tập ngay trước khi đi ngủ. Mức độ tập cần hợp lý không tập khi đường huyết cao hơn 240.

Kiểm tra đường huyết mỗi ngày

Kiểm tra đường huyết mỗi ngày

Cần biết được lượng đường trong máu đang ở mức nào để có chế độ sinh hoạt mỗi ngày cho hợp lý. Các hoạt động chăm sóc và kiểm tra đường huyết cần được sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Lưu trữ hồ sơ bệnh lý hàng ngày

Cần ghi nhận lại kết quả kiểm tra đường huyết hàng ngày, thậm chí cả thực đơn hàng ngày và cảm giác cải thiện, nhật ký về buổi tập thể dục. Đây chính là tài liệu quan trọng để gửi cho bác sĩ kiểm tra định kì và chính nhờ vào các thông tin quý giá này, bác sĩ sẽ có hướng điều trị tốt hơn.

Có thể bổ sung thêm thực phẩm chuyên biệt

Với việc tham khảo ý kiến bác sĩ, người bệnh có thể trao đổi thêm về các sản phẩm chuyên biệt trên thị trường dành cho người bệnh tiểu đường. Dinh dưỡng cho người bị tiểu đường luôn quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp với lượng đường trong máu. Do đó, nếu như  vì một lý do nào đó việc chăm sóc hoặc tự điều dưỡng bệnh bị hạn chế về điều kiện, bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng cho người bị tiểu đường chính là giải pháp hữu hiệu nhất.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

Thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường để luôn sống khỏe

Việc ăn uống không chỉ cung cấp năng lượng mà còn quyết định đến tình trạng bệnh tiểu đường. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp ổn định đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nhóm thực phẩm chứa tinh bột

Người mắc bệnh tiểu đường không cần loại bỏ hoàn toàn thực phẩm chứa tinh bột khỏi chế độ ăn. Tuy nhiên, việc lựa chọn nguồn tinh bột phù hợp là rất quan trọng để kiểm soát tốt lượng đường huyết. Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh nên ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt, đậu đỗ, rau củ. Những thực phẩm này nên được chế biến bằng cách hấp, luộc hoặc nướng để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và tránh tạo thêm chất béo có hại. Các phương pháp chế biến như rán, xào nên được hạn chế để không làm tăng lượng calo dư thừa.

Một số thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như bánh mì trắng, bánh ngọt, mì, nui có thể làm đường huyết tăng nhanh và cần được kiểm soát. Nếu ăn các loại khoai, sắn, người bệnh nên giảm lượng cơm trong khẩu phần ăn để cân bằng lượng tinh bột hấp thụ vào cơ thể.

Nhóm thực phẩm giàu đạm (Protein)

Bổ sung protein trong chế độ ăn giúp người bệnh tiểu đường duy trì năng lượng và hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Theo khuyến nghị từ Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), người bệnh nên lựa chọn các nguồn protein ít chất béo bão hòa để đảm bảo sức khỏe tim mạch.

Những thực phẩm nên ưu tiên bao gồm cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, hải sản... Các món ăn từ thực phẩm này nên được hấp, luộc hoặc áp chảo nhằm giữ nguyên dưỡng chất và hạn chế lượng dầu mỡ dư thừa. Bên cạnh đó, cần tránh sử dụng các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói... Những thực phẩm này chứa nhiều chất bảo quản, muối và chất béo bão hòa, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch và làm khó kiểm soát đường huyết.

Bổ sung thực phẩm giàu đạm hợp lý

Bổ sung thực phẩm giàu đạm hợp lý

Nhóm chất béo

Chất béo đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn của người mắc bệnh tiểu đường, giúp duy trì năng lượng, giảm cảm giác thèm ăn và hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả. Tuy nhiên, không phải loại chất béo nào cũng có lợi cho sức khỏe đối với người bị bệnh tiểu đường.

Những loại chất béo không bão hòa lành mạnh nên được ưu tiên, bao gồm dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu vừng, hạnh nhân, cá hồi, cá thu,… Các nguồn chất béo này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn góp phần giảm viêm và cân bằng lượng đường trong máu.

Ngược lại, người bệnh tiểu đường cần hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa và thực phẩm giàu cholesterol như nội tạng động vật, thịt đỏ, mỡ động vật và trứng. Những thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và làm rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể.

Nhóm rau xanh và chất xơ

Rau xanh và thực phẩm giàu chất xơ là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn của người mắc bệnh tiểu đường. Chúng giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường, hỗ trợ tiêu hóa và tạo cảm giác no lâu hơn, từ đó kiểm soát cân nặng và lượng đường trong máu ổn định hơn.

Những loại rau xanh ít tinh bột nên được bổ sung thường xuyên gồm cải bó xôi, cải xoăn, súp lơ, rau muống, măng tây… Cách chế biến tốt nhất là hấp, luộc hoặc ăn sống dưới dạng salad để giữ nguyên dưỡng chất và hạn chế dầu mỡ. Ngược lại, một số loại rau củ có hàm lượng tinh bột cao như củ cải đường, đậu Hà Lan nên được tiêu thụ với lượng vừa phải để tránh làm đường huyết tăng nhanh sau bữa ăn.

Nhóm trái cây

Trái cây không chỉ cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ mà còn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giúp cơ thể chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, trái cây còn có thể thay thế các món ăn ngọt không tốt cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường.

Những loại trái cây ít đường, tốt cho sức khỏe nên được ưu tiên là việt quất, cam, dâu tây, táo, mâm xôi, dưa chuột… Các loại trái cây này giúp bổ sung năng lượng mà không làm đường huyết tăng đột ngột. Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường nên hạn chế các loại trái cây có hàm lượng đường cao như sầu riêng, xoài chín, hồng chín… Trái cây sấy khô và trái cây đóng hộp cũng cần được kiểm soát vì chúng thường chứa nhiều đường và chất bảo quản, không có lợi cho sức khỏe.

Nhóm trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường

Nhóm trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường

Muối

So với người bình thường, hệ mạch máu của bệnh nhân tiểu đường nhạy cảm hơn, dễ bị tổn thương khi tiêu thụ lượng muối cao. Việc ăn quá nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin, khiến cơ thể khó kiểm soát đường huyết, đồng thời dẫn đến các vấn đề như béo phì và cao huyết áp.

Theo nghiên cứu từ Viện Y học Karolinska (Thụy Điển), lượng muối tiêu thụ quá mức có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Do đó, người tiểu đường nên giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày và giới hạn ở mức dưới 2000mg/ngày để bảo vệ sức khỏe.

Sữa chua

Theo các nhà nghiên cứu ở nước Anh, những người ăn sữa chua thường xuyên có thể giảm 28% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với người không ăn thực phẩm này.

Các nhà khoa học Đại học Cambridge cũng cho biết, một số loại thực phẩm lên men, nhất là sữa chua có chứa vi khuẩn probiotic rất có lợi cho đường tiêu hóa. Vi khuẩn trong sữa chua có tác dụng hỗ trợ hoạt động của dạ dày để tránh phát triển các độc tố gây béo phì.

Chính vì vậy, bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng sữa chua mỗi ngày để kiểm soát bệnh tốt nhất. 

Gluvita - dinh dưỡng tốt cho người bệnh tiểu đường

Sản phẩm dinh dưỡng Gluvita với thành phần dinh dưỡng tối ưu được xây dựng nhằm đáp ứng các nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường. Gluvita với dinh dưỡng đầy đủ, cân đối và chỉ số đường huyết thấp GI=22.6, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng chuyên biệt của bệnh nhân tiểu đường. 

Gluvita Gold đã được các chuyên gia kiểm nghiệm, đảm bảo cung cấp năng lượng hiệu quả, đáp ứng nhu cầu cơ thể bởi 1 ly 200ml cung cấp tới 190kcal. Bên cạnh đó, tỷ lệ các chất sinh năng lượng cân đối, phù hợp với nhu cầu dịch chuyển cơ cấu năng lượng giảm chất bột đường, tăng cường đạm, béo của người bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, các thành phần như FOS, INULIN sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp giảm Cholesterol máu và làm chậm quá trình hấp thu Glucose, góp phần ổn định đường huyết.

Sữa gluvita cho người bệnh tiểu đường

Sản phẩm Dinh dưỡng Chuyên biệt cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường Gluvita:

Hỗ trợ kiểm soát đường huyết: Hệ bột đường hấp thu chậm FRUCTOSE, ISOMALT giúp duy trì đường huyết ổn định, không làm tăng đường huyết sau khi ăn và tránh hạ đường huyết lúc đói.

Giúp tăng cường sức khỏe: Gluvita cung cấp dinh dưỡng cân đối, đầy đủ, giàu Vitamin & Khoáng Chất giúp dễ dàng sử dụng như bữa ăn phụ để tăng cường và cải thiện sức khỏe. Với thành phần đạm phức hợp từ Đạm sữa & Soy protein, và hệ chất béo thực vật không chứa Cholesterol giúp hỗ trợ và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Tốt Cho Tiêu Hóa, hấp thụ FOS, INULIN: Hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp giảm Cholesterol máu và làm chậm quá trình hấp thu Glucose, góp phần ổn định đường huyết.

Sản phẩm dành cho người đái tháo đường và tiền đái tháo đường, người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi. Không dùng cho người bệnh Galactosemia.

Liên hệ: Công Ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam

  • Địa chỉ: Tầng 9, Empire Tower 26 – 28, Hàm Nghi, P. Bến Nghé, Q.1
  • Tư vấn dinh dưỡng: 1900 63 35 59
  • Website: https://vitadairy.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/vitadairy.vn/

Link tham khảo:

  1. https://www.benhvien108.vn/dinh-duong-cho-nguoi-benh-dai-thao-duong.htm
  2. https://simple.wikipedia.org/wiki/Diet_in_diabetes
  3. https://medlineplus.gov/diabeticdiet.html
  4. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279012/

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 4/5 (130 bình chọn)

Bài viết liên quan

Bệnh Tiểu Đường Và Những Điều Cần Biết
03/03/2021

Bệnh Tiểu Đường Và Những Điều Cần Biết

Bệnh tiểu đường là gì? Triệu chứng và tác hại của bệnh lý? Chế độ dinh dưỡng cùng nhiều thông tin hữu ích khác sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây
10 Loại Trái Cây Tốt Cho Người Tiểu Đường Bạn Nên Biết
03/03/2021

10 Loại Trái Cây Tốt Cho Người Tiểu Đường Bạn Nên Biết

Người bị bệnh tiểu đường nên uống sữa gì?
27/02/2021

Người bị bệnh tiểu đường nên uống sữa gì?

Bổ sung sữa vào chế độ dinh dưỡng người bị tiểu đường là cần thiết nhưng không phải dòng sữa nào cũng tốt. Vậy người bị bệnh tiểu đường nên uống sữa gì?
Các Chất Dinh Dưỡng Thiết Yếu Cần Bổ Sung Đầy Đủ Cho Bệnh Nhân Tiểu Đường
10/10/2020

Các Chất Dinh Dưỡng Thiết Yếu Cần Bổ Sung Đầy Đủ Cho Bệnh Nhân Tiểu Đường

Các chuyên gia cho biết, chế độ dinh dưỡng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong điều trị bệnh tiểu đường. Theo đó, việc bổ sung những chất gì, thiết lập khẩu phần ăn ra sao, thức uống hay loại sữa nào tốt cho bệnh nhân tiểu đường… để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, ổn định đường huyết là những câu hỏi được nhiều người bệnh tiểu đường quan tâm.
Vai Trò Dinh Dưỡng Của Chất Béo Trong Cơ Thể Và Hướng Dẫn Chọn Thực Phẩm Tốt
01/01/2020

Vai Trò Dinh Dưỡng Của Chất Béo Trong Cơ Thể Và Hướng Dẫn Chọn Thực Phẩm Tốt

Chất béo là một trong những nhóm dinh dưỡng quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong các hoạt động sống của cơ thể.

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

Tải ứng dụng ngay