Người bị tiểu đường có ăn táo được không và những lưu ý khi sử dụng
Bổ sung vitamin từ rau quả và trái cây vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày là điều cần thiết với bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên không phải loại trái cây nào cũng phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Táo tàu là trái cây được sử dụng khá phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, tuy nhiên liệu người bị tiểu đường ăn táo tàu được không?
Nội dung
Giá trị dinh dưỡng của táo tàu
Táo tàu là một trong những loại trái cây được bày bán và sử dụng khá phổ biến hiện nay. Thành phần dinh dưỡng của táo tàu giàu chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa. Một quả táo tàu cỡ trung bình chứa 95 calo, 25 gram carbs và 14% vitamin C.
Táo tàu giàu chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa
Theo các chuyên gia, phần lớn các chất dinh dưỡng của táo tàu được tìm thấy trong lớp vỏ táo. Vì thế, bạn nên ăn cả vỏ táo để hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng.
Người bệnh tiểu đường ăn táo tàu được không?
Do có hương vị thơm ngon và bổ dưỡng nên táo tàu là một trong những loại trái cây được sử dụng khá phổ biến tại nhiều quốc gia châu Á và Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng táo tàu thường xuyên, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường. Vậy người bị tiểu đường ăn táo tàu được không? Theo các chuyên gia, mặc dù trong táo có chứa carbohydrat nhưng lại là loại trái cây phù hợp với người bệnh tiểu đường, mang lại nhiều lợi ích như:
Chất xơ trong táo tàu giúp ổn định đường huyết
Theo các chuyên gia, carbohydrate là chất dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến lượng đường huyết sau ăn. Vì thế, bệnh nhân tiểu tháo đường cần theo dõi lượng carbohydrate tiêu thụ trong chế độ ăn hằng ngày. Tuy nhiên, không phải các loại carbohydrate đều tác dụng như nhau. Một quả táo tàu trung bình chứa 25 g carbohydrate nhưng 4.4 g trong số đó là chất xơ. Chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, hấp thu các dạng đường có trong táo tàu, giúp đường máu tăng chậm và làm ổn định đường huyết sau ăn. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, chất xơ giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết và hiệu quả trong việc chống lại bệnh tiểu đường tuýp 2.
Nên ăn táo tàu tươi thay vì táo tàu khô để kiểm soát đường huyết tốt hơn
Đường fructose là loại đường chủ yếu trong táo tàu
Theo các chuyên gia, phần lớn lượng đường trong táo tàu đường fructose. Theo một nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition vào năm 2017 cho thấy việc sử dụng đường fructose thay thế cho đường glucose hoặc đường sucrose sẽ làm lượng đường trong máu sau ăn tăng ít hơn.
Bên cạnh đó, trong táo có chứa hợp chất polyphenol giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, táo tàu có chỉ số GI và GL thấp nên làm tăng lượng đường máu sau ăn ở mức tối thiểu nhất so với các loại trái cây khác.
Táo tàu giúp làm giảm sự đề kháng insulin
Trong vỏ táo có chứa hợp chất polyphenol giúp kích thích tuyến tụy tiết ra insulin và giúp tế bào của cơ thể hấp thu đường. Vì thế, ăn táo tàu thường xuyên có thể giúp giảm tình trạng kháng insulin.
Khi ăn táo tàu nên ăn cả vỏ, do một lượng lớn chất dinh dưỡng nằm trong lớp vỏ táo
Táo tàu giàu các chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Theo các chuyên gia, táo tàu có chứa các chất chống oxy hóa quercetin, axit chlorogenic, phlorizin,... tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể và giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Mặc dù táo tàu mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên bệnh nhân tiểu đường chỉ nên sử dụng táo tàu tươi, không nên sử dụng táo tàu khô vì hàm lượng đường cao có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết sau khi ăn.
Người bệnh tiểu đường ăn táo tàu sao cho đúng cách?
Bổ sung trái cây tươi và rau quả vào chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường là vô cùng quan trọng. Vậy người bệnh bị tiểu đường ăn táo được không? Do có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nên táo tàu được xem là loại trái cây tốt để đưa vào khẩu phần ăn của người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, để việc ăn táo tàu an toàn và không ảnh hưởng đến đường huyết, người bệnh tiểu đường cần lưu ý:
- Chỉ ăn táo tàu tươi, không ăn táo tàu khô. Và chỉ nên ăn 1 quả/ngày để tránh tình trạng tăng đường huyết.
- Cân đối lượng carbohydrate được cung cấp từ táo tàu với carbohydrate từ các thực phẩm khác, đảm bảo không tiêu thụ quá nhiều carbohydrate trong ngày.
- Theo dõi lượng đường huyết trong máu sau khi ăn táo tàu để đánh giá ảnh hưởng của táo đến cá nhân người bệnh. Từ đó, điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.
- Khi ăn táo tàu nên ăn cả vỏ, do một lượng lớn chất dinh dưỡng nằm trong lớp vỏ táo.
- Không nên dùng nước ép táo, vì nước ép không có chất xơ và thường được thêm đường, ảnh hưởng không tốt đến bệnh nhân tiểu đường.
Một số lưu ý khi lựa chọn trái cây cho người tiểu đường
Ngoài quả táo tàu, các loại trái cây tươi khác được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tốt cho người bệnh tiểu đường như:
- Các loại quả mọng như nho xanh, việt quất, mâm xôi, anh đào,... có lượng đường thấp, chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
- Một số loại trái cây cho người tiểu đường được ADA khuyến nghị như: quả bơ, chuối, kiwi, đu đủ, mơ, mận, đào, cam, quýt, bưởi,...
Mặc dù các loại hoa quả trên được xem là phù hợp với người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên độ nhạy cảm của mỗi người bệnh là khác nhau. Vì thế, người bệnh cần theo dõi đường huyết sau khi ăn trái cây để đánh giá ảnh hưởng của một loại trái cây cụ thể lên cơ thể.
Hi vọng với những thông tin chia sẻ qua bài viết đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho vấn đề bị tiểu đường ăn táo tàu được không cũng như biết được các loại trái cây tốt cho người bệnh đường.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 1900 633 559
Website: www.vitadairy.vn