11/12/2019
Share

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 4/5 (994 bình chọn)
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) hiện không có thuốc đặc trị, vì vậy bất cứ ai cũng cần hết sức lưu ý dấu hiệu bệnh lý này từ sớm để có phương pháp điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

Tiểu đường là một bệnh lý mạn tính nguy hiểm, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể. Việc nhận biết sớm triệu chứng bệnh tiểu đường có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát và điều trị hiệu quả, giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) hiện không có thuốc đặc trị, vì vậy bất cứ ai cũng cần hết sức lưu ý dấu hiệu bệnh lý này từ sớm để có phương pháp điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc. Hãy cùng VitaDairy tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường để có giải pháp kịp thời nếu bạn đang có những dấu hiệu dưới đây nhé.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là một rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi sự gia tăng đường huyết kéo dài. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin một cách hiệu quả, dẫn đến rối loạn trong quá trình chuyển hóa glucose.

Khi lượng đường trong máu duy trì ở mức cao trong thời gian dài, cơ thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Tiểu đường có thể gây tổn thương đến tim, thận, mắt và hệ thần kinh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở người bệnh. Nếu không kiểm soát tốt, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường

Triệu chứng bệnh tiểu đường

Mỗi người mắc bệnh tiểu đường có thể trải qua các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân đều gặp phải một số dấu hiệu phổ biến như:

Đi tiểu thường xuyên hơn và khát hơn

Một người bình thường thường phải đi tiểu từ bốn đến bảy lần trong 24 giờ, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường có thể đi tiểu nhiều hơn. Vậy nguyên nhân do đâu? Thông thường, cơ thể tái hấp thu glucose khi nó đi qua thận, nhưng khi mắc bệnh tiểu đường sẽ khiến lượng đường trong máu của bạn tăng cao và thận có thể không đưa glucose trở lại. Điều này khiến cơ thể phải tạo ra nhiều nước tiểu, dẫn đến mất nước nhiều hơn. Đó chính là nguyên nhân khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn.

Khô miệng và ngứa da

Đây cũng là một biểu hiện dễ nhận biết ở người mắc bệnh tiểu đường. Bởi vì cơ thể bạn đang sử dụng một lượng nước lớn cho việc đi tiểu, nên độ ẩm cho những vị trí khác trên cơ thể sẽ ít hơn. Do đó, người bệnh tiểu đường có thể bị mất nước, làm khô da và khô miệng. Da khô có thể dẫn đến ngứa ngáy.

Đói và mệt

Cơ thể bạn chuyển đổi thức ăn thành glucose mà tế bào sử dụng để lấy năng lượng. Nhưng các tế bào cần insulin để hấp thụ glucose. Nếu cơ thể không tạo ra đủ insulin hoặc nếu các tế bào của cơ thể kháng lại insulin mà cơ thể bạn tạo ra, glucose không thể xâm nhập vào chúng và cơ thể sẽ không có năng lượng. Điều này có thể khiến người bệnh tiểu đường đói và mệt mỏi hơn bình thường.

Triệu chứng cảm thấy đói và mệt

Triệu chứng cảm thấy đói và mệt mỏi

Thị lực yếu

Khi lượng đường trong máu cao dẫn đến sự thay đổi các chất lỏng trong cơ thể, bao gồm cả thị giác. "Chất lỏng hòa cùng đường, vì vậy nó đi vào thủy tinh thể của mắt từ đó khiến thị giác của bạn mờ đi",  bác sĩ Vouyiouklis Kellis, khoa Nội tại bệnh viện Cleveland - Mỹ.

Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến cận thị. Ông giải thích thêm: "Một số bệnh nhân bị tiểu đường không được chẩn đoán trước, thăm khám bác sĩ mắt và nhận thuốc theo toa. Tuy nhiên, việc điều chỉnh lượng đường huyết (bằng cách kiểm soát bệnh tiểu đường) có thể làm giảm triệu chứng này và tình trạng mắt bị mờ sẽ dần biến mất".

Chậm liền sẹo

Một điều đáng chú ý ở người bệnh tiểu đường là vết thương chậm liền sẹo. Do lượng đường cao trong máu đã làm tổn thương các tĩnh mạch, động mạch, điều này gây ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển máu đến các tế bào giúp làm lành vết thương.

Bệnh tiểu đường có thể xảy với bất kỳ ai, ở nhiều độ tuổi. Chính vì vậy, cần có chế độ dinh dưỡng cân đối mỗi ngày để phòng ngừa hoặc hạn chế khả năng biến chứng của căn bệnh này.

Sụt cân bất thường

Cơ thể chúng ta giống như một cỗ máy vậy – cơ thể cần nhiên liệu để hoạt động. Và nhiên liệu chính cho cơ thể chính là đường (glucose). Người bệnh tiểu đường dễ sụt cân do mất nhiều đường glucose qua nước tiểu. Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường khiến cơ thể không thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, nó buộc phải lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Thiếu insulin dẫn tới giảm tổng hợp protein và mỡ, tăng quá trình tiêu protein, tiêu mỡ tất yếu sẽ dẫn đến sụt cân.

Cơ thể bị sụt cân bất thường

Cơ thể bị sụt cân bất thường

Cảm giác buồn nôn và nôn mửa

Ở bệnh nhân tiểu đường, khi lượng insulin không đủ để chuyển hóa glucose thành năng lượng, cơ thể sẽ phân hủy chất béo, tạo ra ketone như một nguồn năng lượng thay thế. Tuy nhiên, khi ketone tích tụ quá mức trong máu, chúng có thể làm tăng tính axit của máu, dẫn đến tình trạng nhiễm toan ceton – một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu phổ biến của tình trạng này bao gồm buồn nôn, nôn mửa, hơi thở có mùi lạ và mất nước nghiêm trọng. Nếu xuất hiện các triệu chứng này, người bệnh nên kiểm tra ketone trong nước tiểu và đến cơ sở y tế ngay để được xử lý kịp thời.

Đau nhức tay chân

Đường huyết cao kéo dài có thể gây tổn thương hệ thần kinh ngoại biên, dẫn đến tình trạng đau hoặc tê bì ở tay chân. Biểu hiện thường gặp là cảm giác đau nhói, nóng rát, chuột rút hoặc kim châm, đặc biệt ở bàn tay và bàn chân.

Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn làm giảm khả năng cảm nhận ở các chi, khiến người bệnh dễ bị chấn thương mà không nhận ra. Nếu cơn đau trở nên dai dẳng hoặc kèm theo mất cảm giác ở tay chân, bạn nên đi khám để kiểm soát sớm biến chứng thần kinh do tiểu đường.

Biểu hiện đau nhức tay chân ở người bị tiểu đường

Biểu hiện đau nhức tay chân ở người bị tiểu đường

Dễ mắc nhiễm trùng

Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại do hệ miễn dịch suy giảm. Lượng đường trong máu cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển, khiến cơ thể khó chống lại tác nhân gây bệnh. Một số dạng nhiễm trùng phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường có thể kể đến như nhiễm nấm Candida, viêm nhiễm vùng kín, viêm da, nhiễm trùng da, nhiễm trùng tiết niệu.

Ngoài ra, đường huyết cao có thể làm suy yếu hoạt động của bạch cầu – thành phần quan trọng giúp cơ thể chống lại vi khuẩn. Do đó, nếu bạn thường xuyên bị nhiễm trùng hoặc vết thương lâu lành, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường cần được kiểm tra và điều trị sớm.

Cảm xúc thất thường

Người mắc bệnh tiểu đường có thể gặp phải những biến đổi cảm xúc không rõ nguyên nhân, bao gồm cáu kỉnh, lo lắng hoặc thậm chí là tâm trạng thất thường. Điều này chủ yếu xảy ra do sự dao động bất thường của lượng đường trong máu, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thần kinh và não bộ.

Theo các chuyên gia, khi chỉ số đường huyết quá thấp hoặc quá cao, cơ thể có thể phản ứng bằng cách gây ra trạng thái mệt mỏi, bồn chồn hoặc dễ cáu gắt. Tuy nhiên, những cảm xúc tiêu cực này thường chỉ mang tính tạm thời và sẽ được cải thiện khi lượng đường huyết được điều chỉnh về mức cân bằng.

Hoa mắt, chóng mặt

Những người mắc tiểu đường thường có nguy cơ bị hoa mắt, chóng mặt do sự dao động bất thường của đường huyết. Khi lượng đường trong máu giảm thấp, não không nhận đủ năng lượng cần thiết, dẫn đến cảm giác lâng lâng, mất thăng bằng hoặc thậm chí ngất xỉu.

Ngược lại, khi đường huyết tăng cao, cơ thể sẽ kích thích đào thải nước qua đường tiểu, làm mất nước và ảnh hưởng đến lưu lượng máu lên não. Điều này có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, kém tập trung và suy giảm trí nhớ. Nếu thường xuyên bị chóng mặt không rõ nguyên nhân, bạn nên kiểm tra đường huyết để có biện pháp kiểm soát kịp thời.

Cách phòng bệnh tiểu đường từ sớm

Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh nếu chúng ta duy trì lối sống khoa học và lành mạnh:

Thay đổi khẩu phần ăn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, cần thay đổi chế độ ăn theo hướng cắt giảm chế độ ăn nhiều thịt, đặc biệt là hạn chế những loại thịt đỏ, thức ăn nhanh, nước ngọt, đồ chiên rán và các loại thức ăn chế biến sẵn như: Thịt xông khói, xúc xích.... Đặc biệt sở thích ăn vặt, nhất là ăn về đêm là thói quen cần từ bỏ nếu không muốn bị tiểu đường.

Tăng cường ngũ cốc trong bữa ăn

Ngũ cốc giàu chất xơ giúp bạn làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, tiểu đường tuýp 2, huyết áp cao và đột quỵ nên rất tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn có thể thay thế các loại thực phẩm bằng việc ăn các loại ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc nguyên cám, nguyên hạt để phòng ngừa tiểu đường và đảm bảo sức khỏe.

Tăng cường ngũ cốc trong bữa ăn

Tăng cường ngũ cốc trong bữa ăn

Ăn nhiều salad, rau xanh, hoa quả giúp tránh xa bệnh tiểu đường

Lâu nay nhiều người vẫn biết đến rau củ quả là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Các loại trái cây tươi thuộc họ cam, quýt, táo, đào, dưa hấu.. ăn hoa quả hàng ngày sẽ giúp bạn tăng cường vitamin, tăng sức đề kháng, giảm ăn các thức ăn không lành mạnh, kiểm soát lượng dầu mỡ, và bổ sung chất xơ để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.

Sử dụng cà phê

Cà phê là thức uống quen thuộc có nhiều lợi ích với sức khoẻ, và đối với việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cà phê hoặc đúng hơn là caffeine có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng cà phê mà, chỉ nên thưởng thức 1 ly vào mỗi buổi sáng.

Duy trì hoạt động thể chất đều đặn

Việc vận động thường xuyên không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu, tăng cường hiệu quả hoạt động của insulin và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Nếu bạn chưa quen tập thể dục, hãy bắt đầu bằng những hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ mỗi ngày 30 phút hoặc ít nhất 150 phút/tuần. Để tăng hiệu quả, có thể kết hợp thêm các bộ môn như đạp xe, bơi lội, tập gym hoặc yoga.

Duy trì thói quen tập luyện đều đặn là yếu tố quan trọng. Bạn có thể tham gia các lớp thể dục theo nhóm hoặc tập luyện cùng bạn bè để duy trì động lực. Ngoài ra, hạn chế ngồi lâu và đứng dậy vận động sau mỗi 30 phút cũng giúp cải thiện sức khỏe đường huyết.

Không dùng chất kích thích, chứa cồn

Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, việc hạn chế các chất kích thích cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Nghiên cứu từ Đại học Harvard cho thấy, những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn tới 50% so với người không hút. Đặc biệt, những người nghiện thuốc lá nặng còn đối mặt với rủi ro cao hơn nữa.

Ngoài ra, tiêu thụ rượu bia cũng cần được kiểm soát ở mức hợp lý, bởi quá trình chuyển hóa đường có mối liên hệ mật thiết với chức năng gan. Việc uống quá nhiều đồ uống có cồn có thể làm suy giảm khả năng kiểm soát đường huyết, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Bạn nên giảm thiểu đồ uống có cồn

Không dùng chất kích thích, chứa cồn

Kiểm soát cân nặng hợp lý

Duy trì cân nặng phù hợp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt ở những người có chỉ số đường huyết cao. Theo các chuyên gia, việc giảm từ 7% – 10% trọng lượng cơ thể có thể giúp ngăn chặn bệnh tiến triển.

Để đạt được điều này, hãy đặt mục tiêu giảm cân phù hợp với tình trạng cơ thể hiện tại. Việc lên kế hoạch giảm cân nên được thực hiện từng bước với sự hỗ trợ từ bác sĩ dinh dưỡng hoặc chuyên gia y tế. Một phương pháp hiệu quả là hướng đến việc giảm từ 1 – 2 kg mỗi tuần, đảm bảo an toàn và duy trì lâu dài.

Hạn chế uống nước ngọt

Bên cạnh việc bổ sung các loại đồ uống có lợi, việc hạn chế tiêu thụ nước ngọt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống tiểu đường. Những thức uống này có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu, gây rối loạn chuyển hóa glucose và làm tăng nguy cơ kháng insulin.

Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên thay thế nước ngọt bằng các loại đồ uống lành mạnh như nước lọc, trà thảo mộc hoặc nước ép không đường. Đồng thời, tiêu thụ rượu bia cần được kiểm soát ở mức hợp lý để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng gan và quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể.

Ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng

Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể. Việc ngủ không đủ giấc có thể làm rối loạn hoạt động của các hormone điều hòa đường huyết, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên gấp đôi so với những người duy trì giấc ngủ từ 7 – 9 tiếng mỗi đêm. 

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Boston (Mỹ), thiếu ngủ có thể dẫn đến mất cân bằng hormone, làm tăng nồng độ cortisol, gây căng thẳng kéo dài và dẫn đến rối loạn đường huyết. Do đó, duy trì một lịch trình nghỉ ngơi hợp lý và kiểm soát căng thẳng là giải pháp quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể.

Việc ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng rất quan trọng

Việc ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng rất quan trọng

Theo dõi đường huyết định kỳ

Bên cạnh việc duy trì lối sống lành mạnh, việc kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên cũng là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh tiểu đường. Tùy vào tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn về tần suất kiểm tra cũng như mức đường huyết mục tiêu phù hợp.

Duy trì đường huyết ổn định không chỉ giúp giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường mà còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng thể. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong kết quả đo đường huyết, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để có hướng điều chỉnh kịp thời.

Cùng với các hướng dẫn như trên, một số người thuộc nhóm tiền đái tháo đường, hoặc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, sẽ có xu hướng thay đổi chế độ ăn uống khoa học hơn theo sự tư vấn của bác sĩ để giúp kiểm soát và phòng ngừa sự tiến triển bệnh.  Chế độ ăn được tư vấn trong trường hợp này cũng sẽ tương tự với chế độ ăn khuyến cáo với người bệnh tiểu đường, sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng ít đường, có chỉ số đường huyết thấp để giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Một trong các sản phẩm đang được sử dụng cho cả Người bệnh tiểu đường, người tiền đái tháo đường được biết đến rộng rãi là sản phẩm Gluvita gold của VitaDairy. Gluvita Gold, sản phẩm dinh dưỡng đặc chế cho người đái tháo đường  được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, là giải pháp chăm sóc dinh dưỡng khoa học cho người đái tháo đường và tiền tháo đường.  Gluvita Gold với công thức cân đối, tăng cường các thành phần dinh dưỡng đặc chế giúp người đái tháo đường ổn định đường huyết, phòng ngừa các biến chứng và tăng cường sức khỏe.

Gluvita gold - sản phẩm dinh dưỡng dành cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường

Gluvita gold - sản phẩm dinh dưỡng dành cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường

Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt Gluvita Gold

Gluvita Gold - với công thức cân đối, tăng cường các thành phần dinh dưỡng đặc chế giúp người đái tháo đường ổn định đường huyết, phòng ngừa các biến chứng và tăng cường sức khỏe 

Kiểm soát đường huyết 

Hệ bột đường tiên tiến LGI: Palatinose (Isomaltulose), polyols, Fructose có chỉ số đường huyết thấp, được hấp thu từ từ giúp kiểm soát đường huyết sau khi uống và ổn định đường huyết lâu dài 

Cải thiện tiêu hóa & hấp thu 

Phức hợp đạm sữa, đạm đậu nành: dễ hấp thu, cung cấp nguồn acid amin đa dạng. 

FOS/Inulin: chất xơ hòa tan giúp làm chậm quá trình hấp thu đường, tăng sinh hệ vi khuẩn đường ruột, tăng miễn dịch và phòng ngừa táo bón 

Tăng cường sức khỏe tim mạch:

Các thành phần chất béo có lợi MUFA, PUFA giúp cải thiện mỡ máu, giảm LDL - Cholesterol và phòng ngừa bệnh tim mạch

Phục hồi sức khỏe

Vitamin A,C,E kết hợp với Kẽm, Selne giúp tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi 

Vitamin B1, B2, B6, B12 tăng cường chuyển hóa, giúp đảm bảo năng lượng cho các hoạt động của cơ thể 

Bảo vệ thị lực

Lutein: là 1 Carotenoid quan trọng tham gia cấu tạo của võng mạc, giúp tăng cường thị lực, bảo vệ mắt chống lại tác hại của tia cực tím. Lutein kết hợp với Vitamin A,D, Đồng, Kẽm trong Gluvita Gold giúp mắt luôn sáng khỏe, hạn chế tác động của lão hóa và hạn chế biến chứng trên mắt ở bệnh nhân đái tháo đường.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VITADAIRY VIỆT NAM

99 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Tel/Fax: (028) 39152 111

Hotline: 1900 633 559

Website: www.vitadairy.vn

Facebook: https://www.facebook.com/vitadairy.vn/

Link tham khảo:

  1. https://en.wikipedia.org/wiki/Diabetes
  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/symptoms-causes/syc-20371444
  3. https://www.diabetes.org.uk/about-diabetes/symptoms
  4. https://bachmai.gov.vn/bai-viet/them-8-don-vi-cua-bv-bach-mai-nhan-chung-chi-quan-ly-chat-luong-iso-9001-2008?id=3581395f-336b-22d0-d622-8b012b2a0ee5

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 4/5 (994 bình chọn)

Bài viết liên quan

Bệnh Tiểu Đường Và Những Điều Cần Biết
03/03/2021

Bệnh Tiểu Đường Và Những Điều Cần Biết

Bệnh tiểu đường là gì? Triệu chứng và tác hại của bệnh lý? Chế độ dinh dưỡng cùng nhiều thông tin hữu ích khác sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây
10 Loại Trái Cây Tốt Cho Người Tiểu Đường Bạn Nên Biết
03/03/2021

10 Loại Trái Cây Tốt Cho Người Tiểu Đường Bạn Nên Biết

Người bị bệnh tiểu đường nên uống sữa gì?
27/02/2021

Người bị bệnh tiểu đường nên uống sữa gì?

Bổ sung sữa vào chế độ dinh dưỡng người bị tiểu đường là cần thiết nhưng không phải dòng sữa nào cũng tốt. Vậy người bị bệnh tiểu đường nên uống sữa gì?
Các Chất Dinh Dưỡng Thiết Yếu Cần Bổ Sung Đầy Đủ Cho Bệnh Nhân Tiểu Đường
10/10/2020

Các Chất Dinh Dưỡng Thiết Yếu Cần Bổ Sung Đầy Đủ Cho Bệnh Nhân Tiểu Đường

Các chuyên gia cho biết, chế độ dinh dưỡng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong điều trị bệnh tiểu đường. Theo đó, việc bổ sung những chất gì, thiết lập khẩu phần ăn ra sao, thức uống hay loại sữa nào tốt cho bệnh nhân tiểu đường… để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, ổn định đường huyết là những câu hỏi được nhiều người bệnh tiểu đường quan tâm.
Vai Trò Dinh Dưỡng Của Chất Béo Trong Cơ Thể Và Hướng Dẫn Chọn Thực Phẩm Tốt
01/01/2020

Vai Trò Dinh Dưỡng Của Chất Béo Trong Cơ Thể Và Hướng Dẫn Chọn Thực Phẩm Tốt

Chất béo là một trong những nhóm dinh dưỡng quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong các hoạt động sống của cơ thể.

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

Tải ứng dụng ngay