19/09/2024
Share

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 5/5 (5581 bình chọn)
Bé 1 tuổi thường có nhiều vấn đề về thể chất lẫn miễn dịch. Mẹ phải làm sao để bé vừa có đề kháng tốt, vừa cao lớn khỏe mạnh? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau, mẹ nhé!

Bí quyết phát triển thể chất và miễn dịch vững vàng ở trẻ trên 1 tuổi

Chăm con yêu từng ngày, mẹ hẳn biết rằng mỗi giai đoạn phát triển của con đều mang ý nghĩa riêng biệt. Khi tròn 1 tuổi, bé sẽ đối mặt với nhiều thử thách mới trong hành trình lớn khôn. Mẹ có nhận thấy, bé con vừa tròn 1 tuổi của mình dễ ốm vặt, thường sụt sịt hơn lúc trước? Hay bé 2 tuổi nhẹ cân, thấp còi hơn các bạn đồng lứa? Vậy mẹ cần làm gì để giúp bé phát triển thể chất và tăng cường đề kháng trong giai đoạn này? Hãy cùng khám phá những bí quyết trong bài viết dưới đây nhé!

Để cung cấp cho con những giải pháp tốt nhất, mẹ cần hiểu rõ đặc điểm sức khỏe của bé trong giai đoạn này.

Đặc điểm sức khỏe của trẻ trên 1 tuổi

1. Trẻ trải qua giai đoạn thiếu hụt miễn dịch

Khi vừa chào đời, kháng thể nhận được từ nhau thai và sữa mẹ sẽ giúp bé hạn chế nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, từ 6 tháng trở đi, lượng kháng thể bé nhận được từ mẹ bắt đầu giảm dần. Thêm vào đó là hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện, bé nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như viêm gan A, sốt thương hàn, bại liệt, viêm não Nhật Bản, viêm phổi, viêm tai mũi họng,...

Giai đoạn này được gọi là thiếu hụt miễn dịch, thường kéo dài từ lúc bé tròn 6 tháng đến đủ 3 tuổi hoặc hơn. Khi bé đủ 1 tuổi đến 3 tuổi, thiếu hụt miễn dịch vẫn đang diễn ra. Vì vậy, mẹ cần lưu ý tăng cường đề kháng cho trẻ để bảo vệ con trước những mầm bệnh trong giai đoạn này.

Bên cạnh thiếu hụt miễn dịch, chế độ dinh dưỡng của các bé trên 1 tuổi cũng có sự thay đổi lớn.

2. Sự chuyển giao dinh dưỡng từ sữa sang thức ăn rắn

Khi bé tròn 1 tuổi, dinh dưỡng từ thức ăn bắt đầu chiếm ưu thế so với sữa mẹ. Cụ thể, ở giai đoạn 1 - 2 tuổi, sữa chỉ cung cấp khoảng 1/3 năng lượng cần thiết cho sự tăng trưởng của con. Phần còn lại phụ thuộc vào dinh dưỡng mà con ăn uống hàng ngày. Nếu không được cung cấp đủ dưỡng chất, bé sẽ dễ bị còi cọc hoặc suy dinh dưỡng, chững lại trong việc phát triển thể chất và ảnh hưởng đến cả sự phát triển trí tuệ.

Những đặc điểm về chuyển giao dinh dưỡng và thiếu hụt miễn dịch khiến trẻ trên 1 tuổi dễ rơi vào vòng xoắn bệnh lý và bị hụt đà tăng trưởng. Vậy vòng xoắn này diễn ra như thế nào và làm sao để mẹ có thể phá vỡ nó? Hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo.

Hình 1: Sự thiếu hụt miễn dịch và chuyển giao dinh dưỡng khiến trẻ 1 tuổi dễ ốm vặt và kém phát triển thể chất

Vòng xoắn khiến trẻ bị hụt đà tăng trưởng

Trong vòng xoắn này, sức khỏe thể chất và hệ miễn dịch của bé liên tục tác động lẫn nhau, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.

1. Hệ miễn dịch tác động lên sự phát triển thể chất của trẻ

Trong giai đoạn thiếu hụt miễn dịch, với khả năng đề kháng còn yếu, bé rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.1 Những lần ốm vặt này khiến bé mất năng lượng, từ đó bé cần một lượng dinh dưỡng lớn hơn bình thường để phục hồi. Nếu bố mẹ không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết, bé rất dễ rơi vào trạng thái suy dinh dưỡng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, khiến bé chậm lớn, còi cọc, mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển của não bộ.

2. Sự phát triển thể chất tác động lên chức năng của hệ miễn dịch

Khi sức khỏe thể chất bị ảnh hưởng, hệ miễn dịch của bé cũng chịu tác động đáng kể.

Trẻ bị thấp còi, suy dinh dưỡng hoặc thiếu cân tức là trẻ phát triển thể chất không toàn diện, ảnh hưởng đến chức năng của các hệ cơ quan, bao gồm cả hệ miễn dịch. Một hệ miễn dịch suy yếu không chỉ khiến bé dễ mắc bệnh hơn mà còn tăng mức độ nghiêm trọng và thời gian bệnh. Bé còn dễ bị nhiễm trùng và tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thậm chí tăng nguy cơ tử vong.

Trong khi đó, tình trạng béo phì cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến đề kháng của trẻ. Khi thừa cân, cơ thể bé sẽ tăng sản xuất các chất gây viêm như cytokine và leptin. Những chất này gây ra tình trạng viêm nhiễm kéo dài, khiến hệ miễn dịch của bé phải hoạt động quá mức. Lâu dần, đề kháng bị suy yếu, làm giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng và giảm phản ứng với vắc-xin. Điều này khiến bé dễ ốm vặt và chậm hồi phục.

Hình 2: Vòng xoắn lẩn quẩn giữa miễn dịch kém và hụt đà phát triển thể chất thường diễn ra ở trẻ trên 1 tuổi

Sự tác động lẫn nhau giữa hệ miễn dịch và sức khỏe thể chất rất rõ ràng. Trong đó, yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với cả sự phát triển thể chất lẫn hệ miễn dịch. Nếu không được cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp, bé sẽ dễ rơi vào vòng xoắn luẩn quẩn, khiến cả đề kháng và sức khỏe thể chất đều suy yếu dần.

Vậy, đâu sẽ là giải pháp dinh dưỡng giúp các bé 1 tuổi tăng cường đề kháng, phát triển thể chất toàn diện?

Giải pháp giúp bé tăng đề kháng, phát triển thể chất bền vững

Để con yêu phát triển bền vững, mẹ cần quan tâm cả về thể chất lẫn sức khỏe đề kháng của trẻ.

1. Giúp trẻ phát triển thể chất bền vững

Để bé phát triển thể chất toàn diện, chế độ ăn của trẻ cần đa dạng, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết từ vi lượng đến đa lượng. Mỗi loại thực phẩm mang lại một hoặc nhiều dưỡng chất, nhưng không thực phẩm nào chứa đủ mọi dưỡng chất. Vì vậy, bố mẹ nên trang bị kiến thức về thành phần dinh dưỡng và nhu cầu của trẻ theo nhóm tuổi để xây dựng khẩu phần ăn hợp lý.

Trong trường hợp trẻ bị chậm tăng cân hoặc suy dinh dưỡng, bố mẹ nên xem xét tình trạng và độ tuổi của trẻ, tính toán nhu cầu năng lượng hàng ngày để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng. Từ đó, xây dựng chế độ ăn uống khoa học và cá nhân hóa cho trẻ, giúp bé tăng cân lành mạnh.

Hình 3: Chế độ ăn của trẻ cần đa dạng, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết từ vi lượng đến đa lượng

2. Xây dựng đề kháng vững vàng cho trẻ

Để đề kháng khỏe mạnh, trẻ cần nguồn dinh dưỡng chủ chốt từ protein, vitamin A, C, E, D và kẽm. Những dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.

Ngoài ra, việc thiết lập thói quen ăn uống tốt cho bé cũng rất quan trọng. Mẹ nên ưu tiên cho bé ăn nhiều trái cây và rau củ, khuyến nghị 5 khẩu phần/ngày và nên chiếm một nửa mỗi đĩa thức ăn. Đồng thời, thực đơn của bé cũng nên có ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc, chất béo từ dầu thực vật, cùng với sữa và thực phẩm bổ sung canxi khác. Đây đều có những thực phẩm có khả năng củng cố hệ miễn dịch cho bé:

  • Ngũ cốc nguyên hạt chứa lượng lớn chất xơ - đây là chất dinh dưỡng hoạt động như prebiotic trong hệ tiêu hóa. Cụ thể, chất xơ có khả năng cân bằng vi sinh vật đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, từ đó tăng cường hoạt động hệ miễn dịch.
  • Thịt, cá, trứng và các loại đậu là nhóm thực phẩm chứa nhiều protein, hay còn gọi là chất đạm. Protein không chỉ giúp xây dựng và sửa chữa các mô trong cơ thể mà còn tham gia vào việc sản xuất hormone, enzyme, và các yếu tố quan trọng khác của hệ miễn dịch. Việc bổ sung đủ protein sẽ giúp hệ miễn dịch của bé hoạt động hiệu quả hơn.
  • Dầu thực vật có nhiều vitamin E. Là chất oxy hóa, vitamin E có khả năng bảo vệ tính nguyên vẹn của tế bào và hỗ trợ hệ miễn dịch của bé luôn khỏe mạnh.
  • Sữa và các thực phẩm bổ sung canxi rất giàu protein và canxi. Trong đó, canxi là khoáng chất tham gia kích hoạt quá trình tiêu diệt vi khuẩn và là nguyên liệu cần thiết cho một số hoạt động của hệ miễn dịch.

    Tiêm chủng giúp tăng cường đề kháng chủ động

    Bên cạnh ăn uống, tiêm chủng cũng là một cách quan trọng để giúp trẻ trên 1 tuổi có đề kháng khỏe. Vắc-xin giúp kích thích các phản ứng miễn dịch bảo vệ, hình thành miễn dịch chủ động cho trẻ. Điều này giúp bé hạn chế mắc các bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm như viêm gan B, bệnh lao, bạch hầu, uốn ván, bại liệt bệnh do Haemophilus influenzae loại B,... ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

    Vì thế, mẹ hãy đưa bé đến tiêm theo đúng phát đồ tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế, mẹ nhé!

    Bổ sung kháng thể tự nhiên là điều cần thiết

    Khi tròn 1 tuổi, lượng kháng thể mà bé được mẹ truyền trong thai kỳ và sữa mẹ giảm đi đáng kể, từ đó làm suy yếu khả năng bảo vệ của hệ miễn dịch. Đây là lúc mẹ cần bổ sung lại lượng kháng thể bị thiếu hụt cho bé. Và sữa non bò là một giải pháp dinh dưỡng dồi dào kháng thể IgG mà mẹ có thể cân nhắc.

    Bên cạnh các dưỡng chất cơ bản như protein, chất béo, và đường, sữa non bò còn chứa một lượng lớn các thành phần miễn dịch, trong đó kháng thể IgG chiếm ưu thế hơn hết. Lượng IgG và các yếu tố miễn dịch khác trong sữa non bò cao hơn hẳn so với sữa trưởng thành.

    IgG có khả năng loại bỏ virus, vi khuẩn, và các tác nhân gây dị ứng, tạo ra một hàng rào bảo vệ chống lại bệnh tật. Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn bé đang thiếu hụt miễn dịch.

    Đáng chú ý, IgG trong sữa non bò đã được chứng minh có hiệu quả trong việc bảo vệ hệ hô hấp và tiêu hóa của bé. Kháng thể này gắn vào các virus, vi khuẩn gây bệnh hô hấp, ngăn chặn chúng xâm nhập vào cơ thể và tăng cường phản ứng miễn dịch, giúp bé giảm nguy cơ mắc các bệnh như viêm họng, viêm mũi, và viêm tai. Đối với hệ tiêu hóa, IgG ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào niêm mạc ruột, hạn chế phản ứng viêm và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy – những vấn đề thường gặp ở trẻ.

Hình 4: Sữa non từ bò chứa lượng lớn kháng thể IgG, giúp tăng cường đề kháng cho bé

Có thể thấy, việc tăng cường đề kháng và phát triển thể chất toàn diện cho trẻ 1 tuổi là vô cùng quan trọng. Để làm được điều đó, mẹ cần cung cấp cho bé chế độ dinh dưỡng đa dạng, phù hợp, kết hợp với tiêm chủng đầy đủ. Đặc biệt, bổ sung kháng thể IgG sẽ giúp bé có đề kháng khỏe, bảo vệ bé khỏi tác nhân gây bệnh. Hy vọng mẹ đã “bỏ túi” được nhiều bí quyết trong quá trình cùng con lớn khôn!

Sản phẩm dinh dưỡng công thức ColosBaby Gold 2+

ColosBaby Gold 2+ là sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ trên 2 tuổi. Sản phẩm bổ sung Năng lượng, các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là kháng thể IgG từ Sữa non ColosIgG 24h giúp hỗ trợ tăng đề kháng, cải thiện mức cân nặng và phát triển thể chất tốt.

HỖ TRỢ ĐỀ KHÁNG KHOẺ: 

Bổ sung kháng thể cao IgG (1000mg/100g) từ Sữa non ColosIgG 24h giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ trẻ khỏi các yếu tố độc hại bên ngoài, tạo điều kiện cho trẻ phát triển khoẻ mạnh.

CÂN NẶNG:

Dinh dưỡng cân đối, phù hợp, cung cấp chất Đạm, chất Béo, Vitamin Khoáng chất cần thiết giúp cải thiện mức tăng cân nặng và phát triển thể chất tốt.

CHIỀU CAO: 

Canxi, Photpho là thành phần cấu tạo cơ bản của xương và răng. Vitamin D3, Lysine, giúp tăng hấp thu Canxi, cho hệ xương răng phát triển chắc khoẻ, hỗ trợ phát triển chiều cao.

HỖ TRỢ TIÊU HOÁ, HẤP THU:

Lợi khuẩn Bifibobacterium kết hợp với FOS/Inulin giúp cân bằng và cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, ổn định tiêu hoá và hỗ trợ phòng ngừa táo bón. Vitamin B1, B2, B6 hỗ trợ khả năng hấp thu.

HỖ TRỢ NÃO BỘ, THỊ GIÁC:

DHA cần thiết cho sự phát triển não bộ. Vitamin A tham gia hình thành các tế bào võng mạc, cần thiết cho sự phát triển thị giác.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VITADAIRY VIỆT NAM

37 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh

Tel/Fax: (028) 39152 111

Hotline: 1900 633 559

Website: www.vitadairy.vn 

Facebook: https://www.facebook.com/vitadairy.vn/ 

Tài liệu tham khảo

1. Pediatric travel vaccinations - Science Direct

https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/B9780323034531100112

2. Braibant, M. et al. Retrovirology 10, 103 (2013)

https://retrovirology.biomedcentral.com/articles/10.1186/1742-4690-10-103

3. World Health Organization. Infant and young child feeding. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/infant-and-young-child-feeding

4. World Health Organization. Malnutrition in children

https://www.who.int/data/nutrition/nlis/info/malnutrition-in-children

5.  Shi H et al. 2023 May 30;12(5):991-1003. doi: 10.21037/tp-23-205. Epub 2023 May 22. PMID: 37305721; PMCID: PMC10248937

https://ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10248937/ 

6. Morales F et al. Nutrients. 2024; 16(1):1. https://doi.org/10.3390/nu16010001

https://www.mdpi.com/2072-6643/16/1/1#B8-nutrients-16-00001 

7. Savarino G et al. Ital J Pediatr. 2021 May 8;47(1):109. doi: 10.1186/s13052-021-01061-0. PMID: 33964956; PMCID: PMC8106138 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8106138

8. Ashley E. Smith et al. Failure to Thrive. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK459287/ 

9. Abbott. Nutrition to support immune system health. https://www.nutritionnews.abbott/healthy-living/diet-wellness/how-nutrition-supports-your-immune-system/ 

10. Grains and Legumes Nutrition Council - Support your immune health with whole grains - https://www.glnc.org.au/resource/support-your-immune-health-with-whole-grains/

11. Grinstein S et al. Bull N Y Acad Med. 1989 Jan;65(1):69-79. PMID: 2557949; PMCID: PMC1807782 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1807782/pdf/bullnyacadmed00018-0071.pdf

12. Leukemia & lymphoma society. Supporting your immune system. https://llsnutrition.org/immune_system/

13. Simon AK et al. Proc Biol Sci. 2015 Dec 22;282(1821):20143085.

14. American Academy of Pediatrics. Childhood immunization discussion guides. 2023. https://downloads.aap.org/AAP/PDF/ChildhoodGuide2023_complete.pdf 

15. Sangild, P.T.; et al. Nutrients 2021, 13, 2551.https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8402036/

16 Ulfman LH et al. Front Nutr. 2018 Jun 22;5:52. doi: 10.3389/fnut.2018.00052. PMID: 29988421; PMCID: PMC6024018. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29988421/ 

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 5/5 (5581 bình chọn)

Chủ đề liên quan

Bài viết liên quan

Thực hư sữa dinh dưỡng giúp trẻ ăn ngon, khỏe mạnh, phát triển vượt trội?
19/09/2024
Thực hư sữa dinh dưỡng giúp trẻ ăn ngon, khỏe mạnh, phát triển vượt trội?
Trong hành trình làm mẹ, chắc hẳn việc bé yêu biếng ăn, chậm phát triển là một thử thách khó nhằn mà mỗi người mẹ đều sẽ gặp. Lúc này, sữa dinh dưỡng được nhiều mẹ tìm đến như một giải pháp cải thiện khả năng tiêu hóa của con. Liệu đây có thật sự là một cách hiệu quả giúp con ăn ngon, lấy lại đà tăng trưởng? Mời ba mẹ cùng VitaDairy giải mã thắc mắc này ở bài viết dưới!
HIỆN TƯỢNG “LẮNG CẶN” CỦA SỮA BỘT VÀ LƯU Ý KHI PHA SỮA CHO BỮA ĂN TẬP THỂ
20/10/2023
HIỆN TƯỢNG “LẮNG CẶN” CỦA SỮA BỘT VÀ LƯU Ý KHI PHA SỮA CHO BỮA ĂN TẬP THỂ
Nhận Biết Trẻ Chậm Tăng Cân Và Cách Giúp Bé Tăng Cân Khoa Học
03/03/2021
Nhận Biết Trẻ Chậm Tăng Cân Và Cách Giúp Bé Tăng Cân Khoa Học
Mẹ đang đau đầu về vấn đề cân nặng của con? Với những mẹo hay giúp bé tăng cân nhanh chóng được chia sẻ dưới đây sẽ giải quyết lo lắng cho mẹ, bé đạt cân nặng mong muốn
Mẹ Nên Cho Trẻ 4 Tuổi Uống Sữa Gì Để Tăng Cân Khoa Học Ngừa Táo Bón
01/03/2021
Mẹ Nên Cho Trẻ 4 Tuổi Uống Sữa Gì Để Tăng Cân Khoa Học Ngừa Táo Bón
Ngoài các loại thức ăn chính ăn cùng gia đình, thì sữa vẫn là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, dễ hấp thu, giúp con tăng cân tốt mà không gây táo bón cần duy trì trong thực đơn hàng ngày của trẻ 4 tuổi.
Làm sao để cân nặng của con không còn là gánh nặng của cha mẹ?
25/09/2020
Làm sao để cân nặng của con không còn là gánh nặng của cha mẹ?
Cân nặng là chỉ số quan trọng đánh giá sự phát triển khoẻ mạnh của trẻ nhỏ. Muốn trẻ tăng cân hiệu quả, trong quá trình chăm sóc bé, cha mẹ cần áp dụng các phương pháp và chế độ dinh dưỡng giúp bé tăng cân khoa học.

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

Tải ứng dụng ngay