02/10/2019
Share

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 5/5 (4764 bình chọn)
Nhiều người quan niệm rằng ăn mặn bị tiểu đường. Liệu quan niệm này có thực sự đúng? Mời bạn tham khảo câu trả lời của các chuyên gia VitaDairy qua bài viết dưới đây nhé!

Theo các chuyên gia, ăn mặn làm tăng nguy cơ tim mạch và huyết áp cho bệnh nhân tiểu đường. Vì thế, nhiều người quan niệm rằng ăn mặn bị tiểu đường. Liệu quan niệm này có thực sự đúng? Mời bạn tham khảo câu trả lời của các chuyên gia VitaDairy qua bài viết dưới đây nhé!

Ăn mặn có bị bệnh tiểu đường không?

Muối là gia vị không thể thiếu với cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 81% lượng muối tiêu thụ hàng ngày đến từ muối và các gia vị trong quá trình chế biến, bữa ăn; 11% muối đến từ thực phẩm chế biến sẵn; và 7% còn lại đến từ thực phẩm tự nhiên. Muối là gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn. Bên cạnh đó, muối còn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nước trong và ngoài tế bào, trong lòng mạch máu, đồng thời duy trì áp lực thẩm thấu, điều hoà thể tích máu và huyết áp.

ăn mặn bị tiểu đường

Muối là gia vị không thể thiếu với cơ thể

Vậy ăn mặn có bị tiểu đường? Theo các chuyên gia sức khỏe, muối không phải là gia vị ảnh hưởng chính đến lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều muối sẽ khiến cho huyết áp tăng cao, dễ tăng cân, và có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin. Điều này sẽ đồng nghĩa với việc khiến cho insulin hoạt động kém, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì thế, ăn mặn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cụ thể là tiểu đường tuýp 2.

Ăn quá nhiều muối gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người bệnh tiểu đường

ăn mặn bị tiểu đường

Ăn quá nhiều muối gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người bệnh tiểu đường

Tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ huyết áp cao, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Vì thế, khi tiểu đường, bạn có nguy cơ  mắc bệnh tim mạch và đột quỵ cao hơn bình thường nếu vẫn ăn mặn. Bên cạnh đó, ăn mặn còn ảnh hưởng đến hệ hô hấp, do giảm nước bọt trong khoang miệng làm các virus dễ xâm nhập và phát triển. Từ đó, cơ thể dễ bị cảm cúm, viêm họng và viêm phế quản. Muối cũng kích thích niêm mạc dạ dày, dễ nhiễm vi trùng Hp, gây viêm dạ dày và có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư. Chính vì thế, việc cắt giảm muối trong chế độ ăn hằng ngày của người bệnh tiểu đường là điều cần thiết quan trọng.

Bạn cần lưu ý, có rất nhiều thực phẩm đóng gói sẵn chứa muối, do đó bạn cần kiểm tra kỹ nhãn thực phẩm và ưu tiên chọn loại có ít muối hơn. Bạn cũng có thể thay thế muối bằng các loại thảo mộc và gia vị khác để tăng thêm hương vị. 

Hãy giảm muối trong khẩu phần ăn khi có thể

Theo các chuyên gia sức khỏe, đối với các bệnh nhân tiểu đường, nhất là tiểu đường tuýp 2, việc cải thiện chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Và việc giảm lượng muối ăn hàng ngày được chứng minh là có tác dụng giúp ngăn ngừa các biến chứng.

Ăn mặn bị tiểu đường, vì thế bạn cần cải thiện chế độ ăn uống để kiểm soát tốt đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đối với người trưởng thành, mỗi ngày không nên ăn quá 6g muối. 

ăn mặn bị tiểu đường

Giảm lượng muối ăn hàng ngày có tác dụng giúp ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo nên giảm lượng muối ăn hằng ngày để phòng tránh bệnh tăng huyết áp, tiểu đường. Để có thể giảm mặn trong các bữa ăn bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Tận dụng các hương vị có sẵn của nguyên liệu tự nhiên như vị cay, vị chua và cố gắng sử dụng càng ít muối càng tốt.
  • Đối với những món ăn cần ăn kèm với nước chấm, không nên chấm quá nhiều mà chỉ nên chấm một ít.
  • Khi ăn mì gói, không nên cho hết cả gói súp vào.
  • Đối với những người đã quen ăn mặn, hãy cố gắng giảm từ từ để làm quen dần với đồ ăn nhạt.
  • Nên ăn tại nhà, tự nấu để kiểm soát lượng muối. Hạn chế ăn ngoài và ăn các loại thực phẩm chế biến như giăm bông, chả cá, xúc xích…
  • Không nên ăn đồ đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn. Nếu có, cần đọc kỹ thông tin giá trị dinh dưỡng và hàm lượng muối ghi sẵn trên bao bì.

Với các thông tin vừa chia sẻ qua bài viết, hy vọng đã giúp có câu trả lời cho vấn đề ăn mặn bị tiểu đường" có thực sự đúng? Đồng thời giúp bạn có cho mình 1 cách giảm muối trong chế độ ăn hằng ngày phù hợp. Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh, vì thế ngay từ hôm nay hãy thực hiện lối sống lành mạnh để không mắc phải căn bệnh mạn tính nguy hiểm này. 

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 5/5 (4764 bình chọn)

Bài viết liên quan

Bệnh Tiểu Đường Và Những Điều Cần Biết
03/03/2021
Bệnh Tiểu Đường Và Những Điều Cần Biết
Bệnh tiểu đường là gì? Triệu chứng và tác hại của bệnh lý? Chế độ dinh dưỡng cùng nhiều thông tin hữu ích khác sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây
10 Loại Trái Cây Tốt Cho Người Tiểu Đường Bạn Nên Biết
03/03/2021
10 Loại Trái Cây Tốt Cho Người Tiểu Đường Bạn Nên Biết
Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? Không nên ăn trái cây gì? Cần chú ý gì khi bổ sung trái cây cho bệnh nhân? Khám phá ngay với chuyên gia nhé!
Người bị bệnh tiểu đường nên uống sữa gì?
27/02/2021
Người bị bệnh tiểu đường nên uống sữa gì?
Bổ sung sữa vào chế độ dinh dưỡng người bị tiểu đường là cần thiết nhưng không phải dòng sữa nào cũng tốt. Vậy người bị bệnh tiểu đường nên uống sữa gì?
Bí quyết giúp người cao tuổi sống vui sống khỏe với bệnh tiểu đường
12/11/2019
Bí quyết giúp người cao tuổi sống vui sống khỏe với bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính, không lây nhiễm nhưng lại có mức độ phát triển chóng mặt tại các nước đang phát triển , trong đó có Việt Nam, và đối tượng đặc biệt là những người lớn tuổi. Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, không vì thế mà người cao tuổi mất đi niềm tin vào cuộc sống vì đã có bí quyết giúp người bệnh sống vui sống khỏe với bệnh tiểu đường.
Bị tiểu đường có ăn hải sản được không và những lưu ý
10/10/2019
Bị tiểu đường có ăn hải sản được không và những lưu ý
Các vấn đề về ăn uống và thực phẩm, đặc biệt là hải sản được nhiều người bệnh quan tâm. Vậy người bị tiểu đường ăn hải sản được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới