04/03/2021
Share

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 4/5 (941 bình chọn)
Xuất phát từ nền tảng miễn dịch yếu cùng các điều kiện ngoại vi, trẻ bị dị ứng là tình trạng dễ gặp ở nhiều gia đình đang nuôi con nhỏ

Dị ứng là tổng hợp những phản ứng thể hiện hệ thống miễn dịch của cơ thể đang hoạt động để chống lại một yếu tố nào đó “lạ” với cơ thể. . Các biểu hiện của dị ứng có thể nhẹ như hắt hơi, ngứa, mề đay, phát ban, thở khò khè hoặc thậm chí có những phản ứng nặng gây ảnh hưởng tới tính mạng như sốc phản vệ. Theo số liệu được công bố trong báo cáo năm 2019 của Hiệp hội Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học lâm sàng châu Á Thái Bình Dương, có khoảng 30% - 40% dân số toàn cầu đang mắc phải các chứng dị ứng, trong đó, tỷ lệ gia tăng mắc bệnh cao nhất rơi vào đối tượng trẻ em. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị dị ứng là vô cùng đa dạng do sức đề kháng của trẻ em còn rất non nớt nên dễ bị tác động khi tiếp xúc với các dị nguyên (nguyên nhân gây dị ứng). Các dị nguyên có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ qua nhiều đường như đường thở, đường ăn uống, khi tiêm hoặc tiếp xúc qua da. Một số dị nguyên thường gặp có thể kể đến:

  • Phấn hoa từ các loại cây cối, cỏ dại.

  • Nấm mốc cả trong nhà lẫn ngoài trời.

  • Bụi nhà hoặc mốc trong chăn ga gối, thảm và các vật dụng có hơi ẩm khác.

  • Vảy da, lông động vật như chó, mèo, ngựa và thỏ.

  • Một số loại thuốc và thức ăn.

  • Chất độc từ vết đốt của côn trùng.

Một số tình trạng dị ứng được biết có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu cha mẹ có tiền sử dị ứng con cái sẽ có nhiều khả năng cũng bị dị ứng. 

Vì vậy, nhận thức đúng, tầm soát, phòng ngừa và điều trị đúng cách khi trẻ bị dị ứng là điều các bậc phụ huynh nên làm. 

1. Trẻ bị dị ứng thời tiết

Khi thời tiết chuyển mùa, khí hậu thay đổi đột ngột trẻ nhỏ luôn là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh. Do làn da còn mỏng manh nhạy cảm nên nhiều bé bị dị ứng thời tiết và cơ thể phản ứng bằng nổi mề đay, mẩn đỏ. Tình trạng dị ứng da ở trẻ nhỏ thường thể hiện ở vùng da mặt hoặc toàn thân. Dị ứng thời tiết xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên, trẻ em thường dễ mắc phải bởi hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ và cấu trúc làn da nhạy cảm. Cụ thể, dị ứng thời tiết là chuỗi phản ứng có hại của cơ thể trẻ nhằm chống trả các tác nhân gây dị ứng (dị nguyên) trong môi trường xung quanh. Những tác nhân này có thể là phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, vi khuẩn, nấm mốc… tồn tại xung quanh trẻ. 

Vì hệ miễn dịch và cơ địa da là những nhân tố chính gây nên dị ứng, trẻ sơ sinh và trẻ có đề kháng yếu là những đối tượng dễ mắc bệnh lý dị ứng thời tiết nhất. Bên cạnh hai nguyên nhân trên, có nhiều lý do khác dẫn đến tình trạng trẻ bị dị ứng thời tiết, trong đó, phổ biến nhất là sự thay đổi nhiệt độ đột ngột và sự thay đổi độ ẩm không khí (lúc nóng, ẩm, lúc hanh khô). 

trẻ bị dị ứng thời tiết

Nhiệt độ và độ ẩm là những tác nhân gây ra dị ứng thời tiết ở trẻ em 

Dị ứng thời tiết được chia làm hai dạng là dị ứng thời tiết nóng và dị ứng thời tiết lạnh. Khi nhiệt độ và độ ẩm trong không khí thay đổi, dị ứng thời tiết nóng sẽ xảy ra gây ra các biểu hiện như ngứa ngáy, mề đay, nổi mẩn đỏ, nóng rát, phù mạch, biếng ăn, tiêu chảy... Trong khi đó, dị ứng thời tiết lạnh xuất hiện khi độ ẩm và nhiệt độ giảm mạnh khiến da trẻ khô, bong tróc, phát ban, ngứa cùng các triệu chứng về đường hô hấp như nghẹt mũi, sổ mũi, ho và đau họng, viêm kết mạc.

Các triệu ứng của dị ứng thời tiết thường xuất hiện trong thời điểm giao mùa. Do đó, ba mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi của trẻ để ngăn ngừa và chăm sóc khi con bệnh. Những giải pháp hiệu quả nhất ba mẹ có thể áp dụng là: 

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu vitamin cần thiết để tăng cường miễn dịch như nước cam, dâu tây, dưa hấu, các loại rau xanh...

  • Hạn chế cho trẻ sinh hoạt, vui chơi hoặc đưa trẻ ra ngoài trong thời điểm thời tiết chuyển mùa. 

  • Trang bị đầy đủ trang phục giữ ấm cơ thể như mũ, găng tay, vớ… khi trời trở lạnh và cho trẻ mặc áo quần rộng rãi khi thời tiết nóng. 

  • Hạn chế việc sinh hoạt ở những địa điểm có nhiều bụi bẩn hoặc sử dụng vật dụng bằng vải bị bám bẩn như thú nhồi bông, rèm, thảm…. 

  • Giữ cho da trẻ luôn trong trạng thái sạch sẽ bằng cách tắm rửa hằng ngày và bôi kem dưỡng ẩm, tuy nhiên, cần đảm bảo sản phẩm không chứa các chứng kích ứng để không gây ra tình trạng dị ứng da, đặc biệt là dị ứng da ở trẻ sơ sinh. 

  • Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà ở, đặc biệt là những vật dùng sử dụng thường xuyên (chăn, ga, rèm cửa…) và những vị trí dễ ẩm mốc (nhà tắm, phòng bếp).

tình trạng dị ứng thức ăn

Bổ sung rau xanh vào chế độ ăn của con để ngăn ngừa tình trạng dị ứng thức ăn 

Trong trường hợp con có biểu hiện dị ứng ba mẹ thường lo lắng và đặt nhiều câu hỏi như trẻ bị dị ứng phải làm sao hay trẻ bị dị ứng có nên tắm không. Nếu con bạn không may bị dị ứng thời tiết, ba mẹ cần bình tĩnh xem xét các triệu chứng để tìm ra phương pháp chăm sóc phù hợp. Dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, dị ứng thời tiết sẽ khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy và thường quấy khóc. 

Tuy nhiên, khi các biện pháp giảm dị ứng thời tiết trên không hiệu quả hoặc các triệu chứng trở nặng nếu con có sẵn bệnh lý nền hay hệ miễn dịch yếu, ba mẹ không nên tự ý cho con dùng thuốc. Thay vào đó, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chữa trị khoa học. 

2. Trẻ bị dị ứng mẩn ngứa mề đay

Dị ứng với biểu hiện nổi mề đay ở trẻ em là tình trạng da bé nổi mẩn, ngứa ngáy khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Khi trẻ bị dị ứng nổi mề đay, tình trạng này có thể khu trú ở những vùng da nhỏ hoặc phạm vi toàn thân. Tuy nhiên, đây là một biểu hiện dị ứng da phổ biến, dễ nhận biết và không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Hiện nay, có hai dạng dị ứng nổi mề đay chính: 

  • Nổi mề đay cấp tính: thời gian bệnh kéo dài trong khoảng từ 24 giờ - dưới 6 tuần 

  • Nổi mề đay mãn tính: tình trạng dị ứng tái phát nhiều lần và kéo dài hơn 6 tuần

Khi trẻ bị dị ứng mề đay, có hai biểu hiện thường gặp là nổi mẩn đỏ kèm nốt sẩn phù và ngứa ngáy. Đi kèm với triệu chứng nổi mẩn, dị ứng nổi mề đay còn gây nên cảm giác ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội, nóng rát và khó chịu. Theo đó, trẻ sẽ liên tục gãi để giảm ngứa. Tuy nhiên, với dạng bệnh lý này, càng gãi sẽ càng ngứa, đặc biệt là vào ban đêm. Bên cạnh đó, tình trạng dị ứng này còn có thể dẫn đến nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác như đau nhức, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, sưng phù mí, môi và mắt, tiêu chảy…

trẻ bị dị ứng mề đay

Mề đay sẽ lan rộng ra toàn thân khi tình trạng dị ứng trở nặng

Có nhiều căn nguyên dẫn đến dị ứng mề đay ở trẻ, trong đó, có bốn nhóm nguyên nhân thường gặp ba mẹ nên lưu ý: 

  • Dị ứng thức ăn: trẻ có cơ địa dị ứng với một số loại thực phẩm nhất định như hải sản, sữa, đậu phộng… sẽ bị nổi mề đay khi ăn những thực phẩm này. 

  • Dị ứng do thuốc: dị ứng mề đay xuất hiện khi xảy ra các phản ứng phụ khi sử dụng thuốc. Trong đó, thuốc ức chế men chuyển, macrolid, vacxin, nhóm thuốc cyclin, cloramphenicol… là những nhóm dễ gây dị ứng. 

  • Dị ứng do dị nguyên: lông động vật, khói bụi, phấn hoa, men mốc… trong không khí đều có thể gây nổi mề đay.

  • Do di truyền: nếu có người bị dị ứng trong gia đình thì tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ sẽ cao hơn với 50% - 60% tổng số người bị mề đay là do yếu tố di truyền.  

Theo các chuyên gia da liễu, dị ứng mề đay xảy ra với mọi đối tượng, trong đó, bệnh lý này dễ gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 9 tuổi. Tình trạng dị ứng nổi mề đay không lây nhiễm, tuy nhiên, việc tái phát có thể xảy ra thường xuyên. Do đó, để ngăn ngừa bệnh, ba mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng tránh cho trẻ như: 

  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống và không cho trẻ tiếp xúc với những khu vực nhiều bụi bẩn, vi khuẩn...

  • Không cho trẻ ăn các loại thực phẩm gây dị ứng. Ví dụ, trẻ bị dị ứng hải sản thì không nên cho trẻ ăn tôm, cá biển, mực...

  • Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cơ thể của trẻ sạch sẽ 

Khi trẻ mắc phải bệnh lý này, ba mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và sử dụng đơn thuốc phù hợp. Như đã đề cập ở trên, dị ứng mề đay gồm hai dạng cấp tính và mãn tính. Với dị ứng mề đay cấp tính, bên cạnh dùng thuốc, ba mẹ có thể giúp con khỏi bệnh nhanh hơn bằng cách tắm bằng nước mát, cho bé uống nhiều nước, bôi kem dưỡng ẩm, cho bé mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi, kiêng thực phẩm cay nóng, ngọt, giàu protein… Đối với trường hợp dị ứng mề đay mãn tính, cách tốt nhất chính là tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ và dùng thuốc đúng cách. 

Cắt giảm thức ăn gây dị ứng cho trẻ

Cắt giảm thức ăn gây dị ứng cho trẻ để ngăn ngừa nổi mề đay 

3. Trẻ dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn có tỉ lệ cao ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ dưới 3 tuổi, vì hệ miễn dịch và đường ruột của trẻ còn non yếu, tính thấm của niêm mạc đường tiêu hóa cao, nếu tiếp xúc với những thức ăn có tính dị nguyên cao thì dễ phát triển thành dị ứng. Theo dữ liệu được công bố năm 2019 của Tổ chức Dị ứng Thế giới (World Allergy Organization), ước tính có ít nhất 240 triệu người (chiếm 3%) trên toàn cầu bị dị ứng thức ăn. Lý giải một cách dễ hiểu, dị ứng thức ăn là cách hệ miễn dịch phản ứng với những thành phần không phù hợp với cơ thể có trong thực phẩm được dung nạp. 

Khi trẻ bị dị ứng đồ ăn, bệnh lý có thể biểu hiện trong vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn. Các triệu chứng dị ứng thức ăn thường xuất hiện ở các cơ quan: da, tiêu hóa và mắt, mũi. Trong đó, nổi ban đỏ quanh vùng miệng, trong miệng hoặc toàn thân, mắt - môi - mặt bị phù, chảy nước mắt, nghẹt mũi, ngứa mắt - mũi, buồn nôn, đau bụng là những dấu hiệu rõ rệt nhất của dị ứng thức ăn ở trẻ. Tuy nhiên, một số trường hợp dị ứng xuất hiện muộn hay thậm chí trở nặng, trẻ có thể bị phù thanh môn, co thắt thanh quản, viêm da cơ địa, đi ngoài ra phân dạng lỏng hoặc nhầy máu. 

Những loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ có thể kể đến là các loại quả hạt như hạnh nhân, óc chó, các loại đậu như đậu phộng, đậu nành, hải sản có vỏ, sữa, trứng (nhất là lòng trắng trứng), một số loại trái cây như việt quất, cà chua và các chất phụ gia như bột ngọt, benzoat, salicylate…

trẻ bị dị ứng đồ ăn

Hải sản có vỏ, trứng, đậu phộng, sôcôla… là những thực phẩm dễ gây ra tình trạng dị ứng thức ăn cho trẻ

Phương pháp tối ưu để phòng tránh và điều trị dị ứng thức ăn ở trẻ là loại trừ khỏi chế độ ăn của trẻ các thức ăn gây dị ứng là biện pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, nhằm giảm bớt mức độ và ngăn ngừa sự tái xuất hiện của các phản ứng dị ứng. Trước khi bổ sung bất kỳ loại thức ăn mới vào vào thực đơn của trẻ, ba mẹ cần kiểm tra kỹ thành phần hoặc tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. 

Không nên tự ý cho con dùng thuốc trị dị ứng tại nhà nếu chưa có sự đồng ý từ bác sĩ. Ngoài ra, nếu nghi ngờ con mình bị dị ứng với một loại thức ăn, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thực hiện một số xét nghiệm chuyên khoa như xét nghiệm trên da của trẻ hoặc làm xét nghiệm máu để xác định một cách chắc chắn thức ăn mà trẻ bị dị ứng.

4. Trẻ dị ứng đạm sữa bò

Dị ứng đạm sữa bò là phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ với thành phần đạm trong sữa bò và sản phẩm có nguồn gốc từ sữa bò.Dị ứng với đạm sữa bò có tỷ lệ mắc phải cao nhất trong các loại dị ứng thức ăn mà trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ thường hay gặp, chúng xuất hiện ở khoảng 2 – 7,5% trẻ trong độ tuổi này. Dị ứng đạm sữa bò thường xảy ra từ vài phút đến vài giờ sau khi sử dụng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa và tình trạng này hầu hết sẽ chấm dứt trước khi trẻ lên 3 tuổi.

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ xảy ra khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể trẻ cho rằng các thành phần protein trong sữa bò là có hại cho cơ thể, từ đó cơ thể sẽ tự động sản xuất ra các kháng thể miễn dịch IgE có tác dụng trung hòa các protein này (chất gây dị ứng).Có 2 loại protein chính trong sữa có thể gây ra phản ứng dị ứng:

  • Casein: được tìm thấy trong phần rắn (sữa đông) của sữa đông vón trong môi trường acid.

  • Whey: được tìm thầy trong phần lỏng còn lại của sữa sau khi sữa đông trong môi trường acid.

Khi cơ thể tiếp xúc với đạm sữa bò ở những lần tiếp theo, kháng thể IgE nhận ra chúng và báo cho hệ thống miễn dịch giải phóng histamin và các hóa chất trung gian gây dị ứng khác. Đây chính là nguyên nhân gây ra một loạt các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng ở trẻ như chảy nước mũi, ngứa mắt, khô họng, phát ban, nổi mề đay, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở và sốc phản vệ…

Sau khi được bác sĩ tư vấn, xác định con bị dị ứng đạm sữa bò, ba mẹ phải cắt bỏ toàn bộ thực phẩm chứa sữa bò ra khỏi chế độ ăn của bé. Vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, giải pháp tối ưu khi con bị dị ứng đạm sữa bò là cho bé uống sữa mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu sữa mẹ bị tắt, chậm, mẹ nên bổ sung dưỡng chất cho bé bằng những nguồn sữa khác như sữa thực vật, sữa dê, hay sữa bò thuỷ phân Trong đó, mẹ có thể cân nhắc sử dụng sản phẩm Goatlac Gold của VitaDairy. 

Nhờ thành phần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như DHA, ARA, Taurin, Chonline, đặc biệt Palatinose, Goatlac gold 2+ giúp thúc đẩy sự phát triển cả thể chất và trí não của trẻ. Ngoài ra, với bản chất mát lành tự nhiên của sữa dê, hàm lượng casein thấp và cấu trúc khác biệt cùng các dưỡng chất bổ sung như HMO, FOS được đưa vào công thức sản phẩm, Goatlac Gold ít gây ra tình trạng dị ứng ở trẻ em, đồng thời, giúp bé hấp thu tốt và có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

sữa Goatlac Gold từ VitaDairy

Nếu nguồn sữa mẹ bị chậm, mẹ có thể cân nhắc sử dụng thêm sữa Goatlac Gold từ VitaDairy

5. Trẻ dị ứng sữa công thức

Tương tự bệnh lý dị ứng đạm sữa bò, dị ứng sữa công thức là tình trạng hệ miễn dịch của trẻ em ghi nhận các protein trong thành phần sữa công thức là có hại, từ đó, tạo ra các phản ứng phòng vệ. Đây là dạng dị ứng sữa phổ biến với trẻ em Việt Nam, đặc biệt là nhóm trẻ sơ sinh. Hiện nay, ước tính có khoảng 10% - 30% trẻ trong giai đoạn sơ sinh đến 1 tuổi bị dị ứng sữa bột công thức. Tuy nhiên, tình trạng dị ứng sẽ giảm dần khi bé lớn hơn với 75% trẻ em từ 3 tuổi trở lên không còn bị dị ứng. 

Nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ dị ứng sữa công thức vẫn chưa được khoa học lý giải. Trong đó, nhiều nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng di truyền có thể là một trong những nguyên do khiến trẻ bị dị ứng sữa công thức. Một điểm mẹ cần lưu ý chính là trẻ bú mẹ sẽ ít có nguy cơ bị dị ứng sữa công thức hơn trẻ dùng sữa bột. Trong trường hợp mẹ sử dụng các thành phần trong sữa công thức trong khẩu phần ăn, bé bú sữa mẹ vẫn có khả năng bị dị ứng. 

Dị ứng sữa công thức

75% trẻ em sẽ không còn dị ứng với sữa công thức khi lên 3 

Biểu hiện trẻ dị ứng sữa công thức sẽ xuất hiện ở tuần đầu tiên mẹ cho bé dùng sữa. Triệu chứng có thể thể hiện ngay sau khi bé uống sữa, sau vài giờ hoặc chậm hơn là vài ngày. Các triệu chứng thường gặp khi trẻ dị ứng sữa công thức là khó thở, khò khè, ho khàn, có đờm trong cổ họng và mũi, đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài ra phân lỏng với tần suất thường xuyên (2-4 lần/ngày/tuần), nổi mề đay, mẩn đỏ, phát ban, nôn ra sữa, quấy khóc… Tùy theo thể trạng và cơ địa của từng bé, những dấu hiệu này sẽ xuất hiện ở những thời điểm khác nhau. Trường hợp nặng là bé có thể bị sốc phản vệ, hôn mê, co giật, đau bụng...

Trước khi dùng sữa công thức, ba mẹ nên đưa trẻ đi tầm soát dị ứng để xác định con không thể dung nạp thực phẩm gì vào cơ thể. Nếu trẻ có tình trạng dị ứng với một thành phần nào đó trong sữa công thức cách tốt nhất là dừng việc sử dụng sữa công thức và cho con bú hoàn toàn sữa mẹ bởi đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé những năm đầu đời. Ngoài ra, mẹ cũng phải cắt giảm các thực phẩm có thành phần tương tự sữa công thức, protein sữa trong khẩu phần ăn để không gây dị ứng cho bé. 

Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ bị tắt hoặc chậm sữa, không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con, mẹ cần bổ sung sữa công thức phù hợp. Để đảm bảo con không bị dị ứng với loại sữa này, mẹ nên cho bé thử từng chút một hoặc làm test thử dị ứng dưới sự giám sát của các chuyên gia y tế và tăng dần lượng sữa nếu cảm thấy an toàn. Ngoài ra, ba mẹ nên đưa bé đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn đầy đủ về việc đổi sữa cho bé. 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VITADAIRY VIỆT NAM

99 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Tel/Fax: (028) 39152 111

Hotline: 1900 633 559

Website: www.vitadairy.vn

Facebook: https://www.facebook.com/vitadairy.vn/

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 4/5 (941 bình chọn)

Bài viết liên quan

Dị ứng đạm sữa ở trẻ có nguy hiểm không?
06/07/2021
Dị ứng đạm sữa ở trẻ có nguy hiểm không?
Với tỷ lệ mắc ngày càng tăng, dị ứng đạm sữa là một trong những dạng dị ứng phổ biến nhất ở những năm đầu đời của trẻ em. Sức khỏe của trẻ dị ứng đạm sữa sẽ bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng từ mức độ nhẹ cho đến nghiêm trọng. Do đó, bố mẹ cần tìm hiểu kỹ về tình trạng phổ biến này để kịp thời phát hiện và khắc phục cho con.
Dị Ứng Đạm Bò Uống Sữa Gì? Giải Pháp Dinh Dưỡng Cho Trẻ
08/12/2020
Dị Ứng Đạm Bò Uống Sữa Gì? Giải Pháp Dinh Dưỡng Cho Trẻ
Nguyên nhân của những vấn đề tiêu hoá ở trẻ nhỏ thường liên quan đến nhiễm ký sinh trùng, nhiễm vi khuẩn, virus… hoặc các yếu tố cơ địa như bất dung nạp đường lactose hoặc dị ứng đạm sữa bò.
Trẻ Dị Ứng Đạm Sữa Bò Không Còn Là Nỗi Lo Của Mẹ
08/12/2020
Trẻ Dị Ứng Đạm Sữa Bò Không Còn Là Nỗi Lo Của Mẹ
Trẻ dị ứng đạm sữa bò thường chậm tăng cân, việc ngưng sử dụng sữa bò và các chế phẩm khác từ sữa bò cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển thể chất của trẻ.
Câu Chuyện Bé Trai 1 Tuổi Sốc Phản Vệ Với Sữa Bò Tại Hà Nội - Những Biểu Hiện Ba Mẹ Cần Lưu Ý
08/12/2020
Câu Chuyện Bé Trai 1 Tuổi Sốc Phản Vệ Với Sữa Bò Tại Hà Nội - Những Biểu Hiện Ba Mẹ Cần Lưu Ý
Dị ứng đạm sữa bò thường bị nhầm lẫn với các vấn đề tiêu hoá thông thường, dẫn đến không nhận biết và khắc phục kịp thời, một số trường hợp để lại hậu quả khiến trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất, cân nặng, chiều cao, ảnh hưởng đến các hoạt động và sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Trẻ Bị Dị Ứng Đạm Sữa Bò Uống Sữa Dê Được Không. Chuyên Gia Giải Đáp
08/09/2020
Trẻ Bị Dị Ứng Đạm Sữa Bò Uống Sữa Dê Được Không. Chuyên Gia Giải Đáp
Bác sĩ Phạm Thị Bích Na và MC Đan Lê, tuy mỗi người hoạt động ở lĩnh vực khác nhau, nhưng cả hai người phụ nữ này đều có một điểm chung: Đều là những “bà mẹ thông thái”. Mới đây, Bích Na và Đan Lê đã có những chia sẻ khiến hàng nghìn mẹ “bỉm” quan tâm về vấn đề tiêu hoá và chăm con dị ứng đạm sữa bò.

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới