Hệ Miễn Dịch Là Gì? Những Điều Mẹ Cần Biết Về Hệ Miễn Dịch Của Trẻ
Khi con yêu bị ốm mẹ sẽ nghe các bác sĩ nói đến hệ miễn dịch của trẻ yếu. Vậy mẹ có biết hệ miễn dịch là gì? Tại sao hệ miễn dịch con yêu nhà mình lại yếu? Có giải pháp nào tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ không? Cùng tìm hiểu các thông tin hữu ích về vấn đề này mẹ nhé!
Nội dung
Hệ miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch (Immune System) là một hệ thống được tạo thành từ một nhóm gồm: các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan, phối hợp với nhau để bảo vệ cơ thể, chống lại sự tấn công của vi trùng và vi sinh vật cơ thể tiếp xúc trong cuộc sống hằng ngày.
Hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể trẻ
Hệ miễn dịch của cơ thể khá phức tạp và phân bố ở khắp các bộ phận: amidan cổ họng, hệ tiêu hóa, tủy xương, da, hạch bạch huyết, lá lách, niêm mạc mỏng bên trong mũi, họng và cả trong bộ phận sinh dục. Hoạt động liên tục giúp toàn bộ cơ thể luôn khỏe mạnh.
Sức đề kháng của cơ thể là khả năng phòng vệ và chống tác các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,...gây ra các bệnh lý, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Khi sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng bị suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Hệ miễn dịch gồm những loại nào?
Hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ gồm 2 loại là hệ miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thu được) và hệ miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch tự nhiên).
Hệ miễn dịch đặc hiệu
Hệ miễn dịch đặc hiệu là khả năng của cơ thể chống lại một mầm bệnh, một yếu tố xâm nhập nhất định (kháng nguyên). Đây là tuyến phòng thủ thứ 2 của cơ thể, được kích hoạt ngay sau sự thất bại của hệ miễn dịch không đặc hiệu trong việc tiêu diệt mầm bệnh và các tác nhân gây hại khác.
Chức năng của hệ miễn dịch đặc hiệu được thực hiện nhờ hệ thống các tế bào và protein gọi là kháng thể. Mỗi kháng nguyên khác nhau xâm nhập cơ thể sẽ có cách đáp ứng miễn dịch bằng cách tạo ra kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên đó.
Hệ miễn dịch không đặc hiệu
Hệ miễn dịch không đặc hiệu là tuyến phòng thủ đầu tiên, xuất hiện ngay khi trẻ được sinh ra để bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập, hạn chế tác động và tiêu diệt các tác nhân gây hại.
Hệ miễn dịch không đặc hiệu bao gồm các hàng rào vật lý (như da, màng nhầy…), một số tế bào miễn dịch và các phân tử do tế bào tiết ra. Các thành phần liên kết, xâu chuỗi với nhau tạo thành tuyến phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các cuộc tấn công, xâm nhập của tác nhân lạ.
Vai trò của hệ miễn dịch
Hệ thống miễn dịch có vai trò rất quan trọng, là hệ thống phòng thủ giúp cơ thể trẻ tránh các tác nhân xấu gây hại, tạo điều kiện để trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.
Bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh
Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên giúp cơ thể trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, thậm chí là nấm. Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe từ cảm lạnh thông thường đến ung thư nguy hiểm.
Phản ứng miễn dịch trong cơ thể diễn ra theo quy trình sau:
Bước 1: hệ miễn dịch tạo ra rào cản ngăn chặn mầm bệnh và kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Bước 2: nếu kháng nguyên vượt qua hàng rào, hệ miễn dịch sẽ tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu, hóa chất và Kháng thể để loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng bắt đầu phân chia.
Bước 3: nếu thất bại, hệ miễn dịch tăng cường hoạt động mạnh mẽ để kìm hãm, tiêu diệt, và làm sạch không để mầm mống bệnh phát triển.
Tạo kháng thể chống bệnh cũ tái phát
Khi trẻ vừa được sinh ra sẽ có hệ thống miễn dịch và sức đề kháng nhất định, được cải thiện dần theo thời gian trẻ lớn lên. Khi trẻ mắc các bệnh cảm vặt, hệ miễn dịch sẽ tạo ra số lượng lớn kháng thể trong lần đầu tiếp xúc với tác nhân lạ, hình thành khả năng chống lại chúng trong tương lai.
Các vấn đề liên quan đến hệ miễn dịch của trẻ
Khoảng trống miễn dịch
Trong giai đoạn “Khoảng trống miễn dịch” từ 6-36 tháng tuổi, các kháng thể IgG mẹ truyền sang bé lúc mang thai 3 tháng cuối đã giảm đi rất nhiều. Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ phải đến 3 – 4 tuổi hệ thống này mới được hoàn thiện, cơ thể trẻ đến lúc đó mới có thể sản xuất đầy đủ các kháng thể giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng. Các bác sĩ cho rằng sự suy giảm sức đề kháng của trẻ trong thời điểm giao thoa của hai hệ thống miễn dịch thụ động và chủ động, cùng với sự gia tăng tiếp xúc môi trường bên ngoài (trẻ bắt đầu biết lẫy, biết bò, biết đi, thích khám phá thế giới xung quanh, hay vơ đồ vật cho vào miệng…) dẫn đến việc trẻ rất dễ mắc bệnh. Đây là giai đoạn trẻ trở nên nhạy cảm đối với các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, hoặc dị ứng …Nếu không có biện pháp chăm sóc đúng cách, sẽ dễ dẫn đến tình trạng hệ miễn dịch suy giảm, hệ thiêu hóa kém hấp thu, thấp còi và kém phát triển trí tuệ.
Hệ miễn dịch kém
Miễn dịch ở trẻ có được từ 2 nguồn chính: Một là trẻ được thụ hưởng miễn dịch từ mẹ truyền sang khi là bào thai trong bụng mẹ và giai đoạn trẻ bú sữa mẹ - kháng thể từ mẹ sẽ truyền sang con qua dòng sữa mẹ; Nguồn thứ hai là cơ thể trẻ tự tạo ra thông qua dinh dưỡng mà trẻ được tiếp nhận khi bắt đầu ăn dặm và cai sữa.
Hệ miễn dịch kém trẻ dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công (nguồn: webtretho)
Hệ miễn dịch có vai trò quan trọng với trẻ, đặc biệt là giai đoạn những năm đầu đời. Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể trẻ tự vệ để không mắc các bệnh nhiễm trùng và các dịch bệnh khác. Hệ miễn dịch sẽ ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập, tiêu diệt khi chúng vào cơ thể, đồng thời nhận diện và ghi nhớ để có phản ứng hiệu quả hơn khi mầm bệnh xâm nhập ở những lần sau. Vì thế, khi hệ miễn dịch kém trẻ sẽ dễ bị mắc các bệnh vặt hơn, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.
Suy giảm hệ miễn dịch
Suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch có phản ứng yếu hơn trước các mối đe dọa đến sức khỏe của cơ thể. Khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, hệ thống bảo vệ và phòng ngự không còn, mất khả năng bắt giữ và tiêu diệt kháng nguyên, cơ thể sẽ bị các tác nhân gây nhiễm khuẩn tấn công, sức khỏe bị ảnh hưởng, trẻ sẽ dễ mắc các bệnh hơn.
Suy giảm miễn dịch gồm 2 loại là suy giảm miễn dịch tiên phát và suy giảm miễn dịch mắc phải. Suy giảm miễn dịch tiên phát là nhiều rối loạn xuất hiện khi các thành phần của hệ miễn dịch hoạt động không bình thường. Còn suy giảm miễn dịch mắc phải xảy ra khi một nguồn bên ngoài như hóa chất độc hại, nhiễm trùng tấn công cơ thể trẻ.
Khi bị suy giảm hệ miễn dịch, trẻ có thể có các triệu chứng như: cảm lạnh, tiêu chảy, viêm phổi hoặc nhiễm trùng nấm men. Vì thế, khi trẻ có các dấu bất thường về sức khỏe, mẹ nên đưa con yêu đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp, không nên tự ý sử dụng kháng sinh hay thuốc chữa bệnh cho trẻ.
Rối loạn hệ thống miễn dịch (bệnh tự miễn)
Đây là vấn đề thường gặp ở những người trẻ hoặc đứng tuổi, trẻ em ít gặp hơn. Tuy nhiên không vì thế mà mẹ chủ quan, bỏ qua vấn đề này. Rối loạn hệ thống miễn dịch hay còn gọi bệnh tự miễn, là tình trạng xảy ra khi bộ máy miễn dịch mất khả năng phân biệt các kháng nguyên bên ngoài và tự kháng nguyên của cơ thể.
Khi bị rối loạn hệ thống miễn dịch, cơ thể sẽ có một số biểu hiện như: sốt kéo dài, mệt mỏi thường xuyên, ngứa da, nổi mề đay, phát ban, tăng hoặc giảm cân bất thường, sưng các tuyến ở khớp, cổ họng. Vì thế, khi trẻ có các triệu chứng này, mẹ không nên chủ quan hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.
Các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch
Khi hệ miễn dịch của trẻ yếu đi hoặc chưa hoàn thiện, trẻ sẽ dễ mắc các bệnh như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm siêu vi. Vì thế, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ càng sớm càng tốt, dùng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, và cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi càng tốt. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng qua bữa ăn dặm hoặc sữa công thức bổ sung để tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch trẻ khỏe mạnh hơn giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
Giúp mẹ giải quyết băn khoăn "có nên dùng thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ?"
Như chúng ta đã biết, sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây hại như: vi khuẩn, virus, kí sinh trùng... và được hình thành từ hệ thống miễn dịch. Trong đó, kháng thể IgG là Immunoglobulin G chiếm hơn 70% tổng lượng kháng thể trong huyết thanh, đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của bé. Kháng thể IgG tham gia vào quá trình miễn dịch bằng cách nhận diện và gắn kết vào virus, vi khuẩn làm kích hoạt chuỗi phản ứng dẫn đến đại thực bào tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
Xem thêm: Có nên cho trẻ uống tăng đề kháng
Tuy nhiên, trong những năm tháng đầu đời, sức đề kháng của trẻ vẫn còn yếu, nhất là trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”. Do đó, việc nâng cao miễn dịch cho con trong giai đoạn này là rất cần thiết. Bên cạnh đó, vào những thời điểm giao mùa, dịch bệnh thì việc nâng cao đề kháng cho con lại càng quan trọng hơn.
Hệ miễn dịch khỏe giúp trẻ luôn khỏe mạnh và ít bệnh vặt
Trong những phương pháp nâng cao miễn dịch được cho là hiệu quả nhanh hiện nay là sử dụng thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ được nhiều bố mẹ quan tâm. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý, nếu có dự định cho trẻ dùng thuốc tăng sức đề kháng thì cần phải tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ dựa trên tình trạng cụ thể của trẻ để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả mang lại.
Cần đặc biệt lưu ý về nguồn gốc, liều lượng và nhất là nhu cầu của trẻ khi sử dụng thuốc tăng đề kháng cho con
Cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
Để giúp con yêu có sức đề kháng tốt, hệ miễn dịch khỏe mạnh, mẹ cần kết hợp hiệu quả giữa chế độ dinh dưỡng hằng ngày với các biện pháp chăm sóc, phòng tránh bệnh cho trẻ.
Sử dụng các sản phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
Để tăng cường miễn dịch cho trẻ, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ càng sớm càng tốt, và thời gian trẻ bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. Trên thực tế, không phải mẹ nào cũng có điều kiện cho con bú sữa mẹ hoàn toàn như mong muốn. Có những trường hợp mẹ bị thiếu sữa, mắc một số bệnh hay yêu cầu công việc bận rộn, lúc này đây mẹ cần phải lựa chọn nguồn dinh dưỡng bổ sung cho trẻ để tăng cường dinh dưỡng và hệ miễn dịch nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh.
Gia Đình ColosBaby tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
Để duy trì hệ miễn dịch của trẻ luôn khỏe mạnh, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên chủ động tăng sức đề kháng cho trẻ qua nguồn dinh dưỡng. Đối với trẻ đang bú sữa mẹ, mẹ tăng sức đề kháng cho con qua nguồn sữa mẹ bằng cách uống đa dạng và duy trì việc uống sữa cho mẹ bầu và cho con bú để đảm bảo chất lượng nguồn sữa mẹ. Đối với trẻ không được bú sữa mẹ hoặc đã cai sữa, ngoài việc cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất mẹ cần bổ sung sữa cho con, mẹ có thể bổ sung các nhóm chất dinh dưỡng miễn dịch như Sữa non và kháng thể IgG từ sữa non để giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.
Xem thêm: Sữa non tăng sức đề kháng
Theo PGS.TS, Bác Sĩ Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng Bộ Môn Nhi Đại Học Y Hà Nội cho biết: “Sữa non là loại dinh dưỡng miễn dịch hàng đầu vì chứa hàm lượng lớn kháng thể IgG. Kháng thể IgG chiếm phần lớn và đóng vai trò quan trọng trong phòng chống nhiễm khuẩn và tăng cường sức đề kháng của cơ thể trẻ”. Sữa non 24h là loại sữa non có hàm lượng Kháng thể IgG cao nhất so với sữa non 48h và sữa non 72h, và cao hơn 100 lần so với sữa trưởng thành (theo báo cáo của Pakkanen & Aalto, 1997). Bên cạnh đó, kháng thể IgG trong sữa non 24h chiếm tới 85% tổng hàm lượng Immunoglobulin, đóng vai trò quyết định trong việc giúp trẻ có miễn dịch khỏe, giảm bệnh vặt. Với liều bổ sung kháng thể IgG từ sữa non ColosIgG 24h cao nhất thị trường, sản phẩm sữa dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi trở lên trong Gia Đình ColosBaby gồm ColosBaby Gold 2+, ColosBaby IQ Gold 2+, ColosBaby Bio Gold 2+ của thương hiệu VitaDairy sẽ là giải pháp tối ưu giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, giảm bệnh vặt hiệu quả trong các giai đoạn phát triển của trẻ. Với hàm lượng kháng thể IgG tự nhiên từ sữa non ColosIgG 24h cao 1000+ mg giúp tăng sức mạnh hệ miễn dịch bên trong cơ thể. Sữa non ColosIgG 24h sử dụng trong các sản phẩm dinh dưỡng của Gia Đình ColosBaby được nhập khẩu độc quyền từ Mỹ.
VitaDairy hiện là một trong những doanh nghiệp sữa uy tín hàng đầu tại Việt Nam và là “người tiên phong” trong phân khúc Dinh dưỡng miễn dịch. Đặc biệt, trong năm 2019, VitaDairy đã được Bộ Y tế lựa chọn là đối tác duy nhất đồng hành trong năm Hành động tăng cường miễn dịch. Đây là bước đà quan trọng giúp cho VitaDairy trở thành công ty số 1 về ứng dụng sữa non tại Việt Nam. Các sản phẩm của VitaDairy còn được tổ chức UKAS - Anh Quốc chứng nhận chất lượng nên mẹ có thể yên tâm cho con sử dụng.
Sử dụng nguồn thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển toàn của trẻ. Vì thế, khi mang thai hay đang cho con bú sữa mẹ nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giúp trẻ tăng sức đề kháng quá dòng sữa mẹ. Đối với những trẻ đã bắt đầu ăn dặm hoặc đã cai sữa mẹ, mẹ cần tăng sức đề kháng giúp hệ miễn dịch trẻ khỏe mạnh hơn thông qua việc bổ sung nguồn thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch trong bữa ăn hằng ngày.
Bổ sung nguồn thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
Để tăng sức đề kháng cho trẻ mẹ có thể bổ sung các loại thực phẩm như cá, thực phẩm giàu kẽm (tôm, cua, gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc), khoai lang, các loại trái cây (Chuối, cam, quýt, nho)...vào thực đơn bữa ăn hằng ngày của trẻ. Tăng cường miễn dịch giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện hơn.
Sử dụng thuốc tăng cường hệ miễn dịch
Để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, nhiều mẹ đã sử dụng đến các loại thuốc tăng cường miễn dịch cho trẻ như: Vitamin D, Kẽm, Thuốc có chứa beta - glucan, Sản phẩm chứa chất ly giải vi khuẩn đông khô, sản phẩm chứa thymomodulin. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thuốc tăng cường hệ miễn dịch về bản chất không phải là tự nhiên nên trước khi sử dụng mẹ cần tham vấn ý kiến của bác sĩ và tuyệt đối không cho trẻ uống kéo dài. Bên cạnh đó, do hệ miễn dịch ở trẻ yếu hơn người lớn nên mẹ tránh làm dụng thuốc, thay vào đó, mẹ giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên bằng cách nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và cho trẻ bú sữa mẹ lâu nhất có thể.
Cho trẻ uống đủ nước
Cho trẻ uống đủ nước là cách tăng cường sức đề kháng giúp hệ miễn dịch của trẻ luôn khỏe mạnh. Nước có tác dụng đưa bạch cầu đi khắp cơ thể và đào thải chất độc ra ngoài thông qua tuyến mồ hôi. Khi được cung cấp đủ nước, quá trình trao đổi chất ở trẻ diễn ra thuận lợi hơn, cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho tế bào. Vì thế, mẹ nên tập cho trẻ thói quen uống đủ nước mỗi ngày.
Cho trẻ ăn một cách khoa học
Để tăng cường hệ miễn dịch không chỉ bổ sung thực phẩm là đủ, mẹ cần phải quan tâm đến việc cho trẻ ăn một cách khoa học và đúng cách. Mẹ cần tập cho trẻ ăn đúng giờ và đều đặn, thực đơn cần đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thay đổi thực đơn thường xuyên để tạo hứng thú và tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ.
Cho trẻ ngủ đủ giấc
Một giấc ngủ sâu, đủ dài không chỉ hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ mà còn giúp phát triển trí tuệ, chiều cao và cân nặng đạt chuẩn, giúp trẻ tinh thần thoải mái chơi ngoan cả ngày dài. Vì thế, mẹ cần đảm bảo cho trẻ giấc ngủ sâu từ 8 - 11 giờ tùy theo độ tuổi của trẻ mẹ nhé.
Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch
Ngoài ra, để tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh bệnh tật cho trẻ, mẹ nên cho trẻ tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch theo chương trình tiêm chủng quốc gia. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện mẹ có thể cân nhắc đến các vắc xin dịch vụ.
Dạy trẻ cách giữ vệ sinh cá nhân
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để tăng cường sức đề kháng và đảm bảo hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh, ngoài việc bổ sung các dưỡng chất, mẹ cần tạo cho trẻ thói quen giữ vệ sinh bản thân đúng cách. Mẹ hãy làm gương và tập cho trẻ thói quen rửa tay trước, sau khi ăn và sau khi vui chơi từ bên ngoài về. Bên cạnh đó mẹ cũng nên nhắc trẻ không được dụi mắt hay mũi bằng tay, tránh nguy cơ vi khuẩn xâm nhập qua tay của trẻ.
Hệ miễn dịch khỏe mạnh là nền tảng giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, trẻ nhanh phục hồi sau các đợt ốm, nhờ vậy trẻ nhiều cơ hội khám phá nhiều điều thú vị từ thế giới xung quanh. Khi nắm được các thông tin về hệ miễn dịch, cơ chế hoạt động và cách hỗ trợ tốt nhất cho chúng, mẹ đã có thể giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch nâng cao sức khỏe và bảo vệ con yêu khỏe mạnh hơn.