Các Loại Thực Phẩm Tăng Cường Hệ Miễn Dịch Giảm Bệnh Vặt Ở Trẻ
Hệ miễn dịch rất quan trọng với sự phát triển của con, là rào chắn giúp cơ thể con tránh bị vi khuẩn có hại xâm nhập. Có rất nhiều cách để tăng cường hệ miễn dịch cho con nhưng một chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp là điều cha mẹ cần đặc biệt chú ý. Ở thời điểm giao mùa, tỉ lệ trẻ mắc các triệu chứng ốm vặt rất cao. Nguyên nhân do sự phát triển của các loại loại virus, vi khuẩn có hại tấn công vào hệ miễn dịch non yếu của trẻ. Vì thế, tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh là cách mẹ giúp con yêu tránh khỏi các triệu chứng ốm vặt. Mẹ có thể tham khảo và bổ sung các loại thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch vào bữa ăn giúp con yêu vui khỏe trong thời gian giao mùa.
Nội dung
Thực đơn cho bé trong 6 tháng đầu
Nhiều bà mẹ có tâm lý cần phải cho con tập ăn sữa ngoài để làm quen. Điều này là không cần thiết và không có lợi cho sức đề kháng của trẻ.
Thực đơn khi trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi
Rau xanh và trái cây: Đây là nhóm thực phẩm rất giàu vitamin, protein và chất chống oxy hóa, không chỉ giúp cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch mà còn có thể phòng chống những căn bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim ở tuổi trưởng thành.
Trong bữa ăn hàng ngày, cha mẹ nên cho con ăn nhiều rau củ quả và nhớ thay đổi thực đơn thường xuyên để khẩu phần ăn của con thêm phong phú.
Các loại rau xanh trẻ nên ăn là súp lơ xanh, cải chíp, cải xoăn, đậu Hà Lan…,hoa quả nhiều vitamin C như cam, quýt, chanh, bưởi, dứa…
Sữa chua: có khả năng hỗ trợ sức khỏe, tăng cường hệ tiêu hoá rất tốt cho con. Từ 6 tháng trở đi, nên cho con ăn sữa chua hàng ngày, mẹ có thể tham khảo chế độ ăn sau:
– Trẻ từ 6-10 tháng tuổi: 50g sữa chua/ngày
– Trẻ từ 1-2 tuổi: 80g sữa chua/ngày
-Trẻ trên 2 tuổi: 100g sữa chua /ngày
Thịt nạc: Ăn thịt nạc có thể giúp cải thiện ho và điều trị táo bón. Bên cạnh đó, thịt nạc chứa chất kẽm có thể ngăn chặn tế bào bạch cầu khỏi nhiễm trùng. Protein trong thịt có thể làm tăng độ bám dính xương, tăng độ dẻo dai cho xương.Trong các loại thịt, thịt gà, thịt bò giàu protein và tốt cho sự phát triển chiều cao của con.
Cá: Thực phẩm tươi hoặc đông lạnh có dầu cá, như cá hồi, cá thu và cá trích, chứa chất béo omega 3 giúp tăng cường hệ miễn dịch. Mẹ nên bổ sung cá vào thực đơn hàng tuần của con ít nhất 2 lần/1 tuần.
Uống nước: Hãy tập cho con thói quen uống nhiều nước mỗi ngày. Nước giúp đào thải các chất cặn bã khỏi cơ thể, vì vậy, việc đi tiểu không thường xuyên cũng làm suy yếu hệ miễn dịch. Tránh cho bé uống nước ngọt, nước có chưa cafein và cho bé uống nước trái cây hơi pha loãng, nước đun sôi để nguội.
Để con phát triển toàn diện và lớn lên thật khỏe mạnh, cha mẹ cần xây dựng cho con một chế độ dinh dưỡng khoa học. Bên cạnh đó, hãy dành thời gian bên con và để con tự do khám thế giới xung quanh, tập luyện thể dục, nghỉ ngơi hợp lý… nhé.
Các vấn đề trẻ gặp phải khi giao mùa
Bệnh giao mùa ở trẻ luôn gây ra nhiều vấn đề rắc rối. Thời tiết giao mùa tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi, phát triển mạnh mẽ và lây lan nhanh trong cộng đồng, đặc biệt trẻ em là đối tượng mà các loại virus dễ dàng xâm nhập, phá vỡ hệ thống đề kháng còn non yếu, chưa hoàn thiện của trẻ, khiến trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh và gặp biến chứng nặng.
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, mỗi năm có hơn 10 triệu trẻ em tử vong do các bệnh nhiễm trùng hô hấp trên như cúm, viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm tiểu phế quản, viêm phổi… Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có chỉ số ô nhiễm nhất thế giới, tỷ lệ mắc bệnh hô hấp cao. Trung bình một đứa trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc các bệnh viêm đường hô hấp từ 4-6 lần trong một năm, nhiều nhất là vào thời điểm giao mùa
Vậy làm thế nào để phòng ngừa và nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh giao mùa thu đông cho trẻ để điều trị kịp thời?
Một số bệnh thường gặp ở trẻ em
Cảm cúm
Trẻ bị cảm cúm là tình trạng phổ biến nhất tại các thời điểm giao mùa (nguồn: báo dân trí)
Đây là tình trạng phổ biến nhất thường gặp ở trẻ tại các thời điểm giao mùa. Khi trẻ mắc cảm cúm sẽ kéo theo các triệu chứng sốt nhẹ, nghẹt mũi, đau họng, hắt hơi, ho và nhức mỏi toàn thân. Lúc này đây, mẹ cần tăng cường giữ ấm cơ thể, cho trẻ uống nước ấm và tăng cường bổ sung dinh dưỡng, vitamin C giúp trẻ có thêm sức đề kháng để nhanh chóng khỏi bệnh.
Sốt phát ban
Sốt phát ban là tình trạng thường gặp ở trẻ khi giao mùa khiến mẹ lo lắng không ngớt. Theo các chuyên gia, sốt phát ban thường do virus gây ra. Bệnh do virus gây ra có thể lây truyền qua đường hô hấp. Khi bị sốt phát ban, trẻ sẽ có các biểu hiện như sốt, mệt mỏi, sổ mũi, đau đầu, đau họng hay niêm mạc vòm họng. Ở vị trí sau tai của trẻ sẽ xuất hiện 2 khối hạch sưng to và đau. Cùng với đó là da trẻ sẽ xuất hiện các nốt ban, nhiều nhất ở thân mình và tứ chi. Vì thế, khi trẻ có các dấu hiệu trên mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.
Viêm đường hô hấp
Với sự thay đổi nhiệt độ ở thời điểm giao mùa, các loại virus có điều kiện phát triển hơn. Chúng sẽ tấn công và phá vỡ hệ thống miễn dịch còn non yếu của trẻ gây ra các chứng bệnh viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi. Khi bị viêm đường hô hấp trẻ có thể bị sốt cao đột ngột, lạnh và đau nhức toàn thân, ho, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn. Một số trường hợp trẻ còn khó thở hoặc tiêu chảy nhẹ. Vì thế, mẹ nên giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh khi giao mùa.
Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là tình trạng sưng và tích tụ chất nhầy trong đường dẫn khí phổi nhỏ nhất. Đây là chứng bệnh khá phổ biến ở trẻ vào thời điểm giao mùa, nhưng nhiều mẹ thường nhầm lẫn sang bệnh cảm cúm thông thường. Bởi khi bị viêm tiểu phế quản trẻ cũng sẽ có các triệu chứng như ho, chảy nước mũi, sốt. Chỉ khi có các dấu hiệu nặng như khó thở, bú ít hay thân mình tím tái mẹ mới cho trẻ đến gặp bác sĩ để chẩn đoán bệnh và điều trị. Vì thế, khi trẻ mắc các triệu chứng bất thường, dù là nhỏ nhất như ho, sốt mẹ cũng nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh mẹ nhé.
Một trong các biện pháp phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa là chú trọng chế độ dinh dưỡng cho trẻ, bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng theo khuyến nghị giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Đồng thời, chú ý sử dụng nguồn nước sạch, thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
10 loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ khi giao mùa
Một trong những giải pháp mẹ giúp trẻ có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, giảm bệnh vặt ở thời điểm giao mùa là đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng các loại thực phẩm và bổ sung các loại thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch vào bữa ăn hằng ngày của trẻ.
Dưới đây là 10 loại thực phẩm mẹ có thể bổ sung vào thực đơn hằng ngày của con yêu giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm bệnh vặt, nhất là vào thời điểm giao mùa. Đồng thời, đảm bảo cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh để phát triển toàn diện. Tuy nhiên, khi bổ sung các loại thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ mẹ nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để biết số lượng phù hợp, giúp phát huy công dụng của chúng một cách tốt nhất mẹ nhé.
Các loại rau giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
Ăn gì để tăng cường hệ thống miễn dịch?
Bông cải xanh: trong bông cải xanh có chứa nhiều vitamin A, C, chất xơ và các chất chống oxy hóa giúp tăng cường và bảo vệ hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh.
Súp lơ: Súp lơ là thực phẩm không thể bỏ qua khi ăn gì để tăng cường hệ miễn dịch. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong súp lơ rất giàu vitamin, chất chống oxy hóa rất tốt cho hệ miễn dịch. Đồng thời, hàm lượng lớn Choline và Glutathione có trong súp lơ giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn các vi khuẩn có hại và đẩy lùi bệnh tật. Vì thế, mẹ nên bổ sung súp lơ vào bữa ăn hàng ngày giúp trẻ khỏe mạnh hơn, giảm tình trạng ốm vặt mỗi khi giao mùa.
Rau bina: để tăng cường hệ thống miễn dịch ở trẻ bằng cách bổ sung các loại thực phẩm thì rau bina là lựa chọn tuyệt vời mà mẹ dành cho con yêu. Trong rau bina không chỉ giàu vitamin mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và beta carotene giúp tăng khả năng chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch. Vì thế, mẹ có thể luộc, nấu canh hay dùng để nấu cháo cho con yêu nhé.
Các loại củ giúp tăng cường hệ miễn dịch
Theo y học Trung Quốc, khoai lang, cà rốt, củ dền, khoai mỡ, khoai tây và các loại củ khác đều chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ đường ruột trẻ luôn khỏe mạnh. Vì thế, mẹ có thể đa dạng bữa ăn của trẻ bằng cách bổ sung các loại rau củ vào thực đơn dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch để con đủ khỏe tránh xa các bệnh vặt, mẹ yên tâm hơn.
Các loại quả giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
Các loại quả giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
Trái cây có múi: các loại trái cây có múi như cam, quýt, bưởi,...là lựa chọn tuyệt vời mà mẹ dành cho con yêu để bảo vệ sức khỏe trẻ trong thời điểm giao mùa. Trong các loại trái cây có múi rất giàu vitamin C làm tăng khả năng sản xuất các tế bào bạch cầu, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch ở trẻ khỏe mạnh hơn. Ngoài việc cho trẻ ăn trực tiếp vào mỗi bữa ăn, mẹ có thể ép chúng thành thức uống tăng cường hệ miễn dịch cho con yêu sử dụng vào các bữa ăn phụ.
Quả mơ: theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong quả mơ có chứa nhiều vitamin A, C, kali, chất xơ và các chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, trẻ giảm mắc các bệnh cảm vặt thông thường khi giao mùa. Vì thế, ăn gì để tăng cường hệ miễn dịch thì quả mơ sẽ là lựa chọn tuyệt vời mà mẹ dành cho con yêu. Tuy nhiên, do quả mơ thường có vị chua, mẹ không nên cho con ăn trực tiếp quá nhiều sẽ có thể ảnh hưởng không tốt tới đường ruột của trẻ.
Thực phẩm bổ sung tăng cường hệ miễn dịch
Sữa chua: trong sữa chua có chứa các lợi khuẩn giúp bảo vệ đường ruột, đồng thời xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin D giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật. Vì thế mẹ nên bổ sung sữa chua vào khẩu phần ăn gì để tăng cường hệ miễn dịch hằng ngày của con yêu nhé.
Sữa công thức tăng cường hệ miễn dịch: việc bổ sung sữa công thức có chứa thành phần sữa non ColosIgG 24h, kẽm, selen, vitamin A, C, E không chỉ tăng cường hệ miễn dịch mà còn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để con yêu phát triển một cách khỏe mạnh về thể chất và trí tuệ.
Xem thêm: Sữa non tăng sức đề kháng
Việc bổ sung đa dạng các loại thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch là chìa khóa mẹ giúp con giảm bệnh vặt và phát triển khỏe mạnh hơn. Vì thế mẹ hãy bổ sung vào thực đơn hằng ngày với khẩu phần và liều lượng khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng giúp con yêu luôn khỏe mạnh, mẹ luôn an tâm nhé.