08/12/2020
Share

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 4/5 (1631 bình chọn)
Mang thai, sinh con là thiên chức cao quý và cả niềm vui của phụ nữ. Ngoài những thay đổi thể chất, còn rất nhiều thay đổi khác về tinh thần, tạo ra đa tính cách của thai phụ.
Tính cách thay đổi được xem là tất yếu ai đã mang thai đều trải qua

Nguyên căn mẹ bầu thay đổi tính cách?

Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (APA) khi mang thai, phụ nữ thường xuất hiện nhiều thay đổi cả về vóc dáng, ngoại hình lẫn tâm sinh lý. Đôi khi người trong cuộc không nhận biết được những thay đổi này. Đa phần trở nên khó tính, cáu gắt hay lo âu vô cớ... Một phút trước còn vui vẻ, phút sau đã lại buồn chán tột độ. Hay thay đổi ý kiến ví như hôm nay, muốn sơn phòng bé màu vàng, ngày mai lại phải là màu xanh.

Theo APA, thay đổi tâm trạng khi mang thai có thể do căng thẳng về thể chất, mệt mỏi, thay đổi quá trình trao đổi chất của cơ thể do hormone estrogen và progesterone. Những thay đổi hormone này dẫn đến thay đổi chất dẫn truyền thần kinh, đó là các chất hoá học ở não điều chỉnh tâm trạng. Sự thay đổi tâm trạng chủ yếu gặp trong ba tháng đầu tiên, từ 6 đến 10 tuần và ở một số trường hợp, tái hiện trong tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối) trước khi vượt cạn.

Tính cách thay đổi thai kỳ được xem là do hormone thay đổi gây nên

Mang thai đồng nghĩa với quá trình tạo em bé, cơ thể trẻ được hình thành và hoàn thiện tăng dần đều cả về cấu trúc, chức năng. Sự thay đổi tâm tính của mẹ bầu ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của đứa trẻ. 

Theo một số nghiên cứu cho thấy, nếu mẹ bầu ưu phiền, lo lắng quá nhiều, lạm dụng chất kích thích… sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đứa trẻ tương lai; có thể khiến trẻ mắc bệnh nan y như tăng động, tự kỷ, chậm nói và giảm khả năng học tập. Ngược lại, nếu mẹ bầu có cuộc sống vật chất, tinh thần ổn định, lạc quan, sống tích cực, giai đoạn bầu bí thoải mái, đứa trẻ tương lai sẽ khỏe mạnh, thông minh.

Những dạng thay đổi tính cách thường gặp

Tính cách khi mang thai thay đổi rất đa dạng, nhưng tập trung ở một số dạng biểu hiện dễ quan sát sau:

Muốn khóc

Đôi khi mẹ bầu lại muốn khóc kiểu như tủi thân, ủy mị…đây là dấu hiệu nhận biết rõ nhất về thay đổi tâm tính thai kỳ. Tự dưng phụ nữ thấy buồn tủi chỉ vì những lý do rất đơn giản trong mối quan hệ, hay gia đình hoặc bất chợt gặp cảnh bất hạnh trên TV…cũng xúc động mạnh mặc dù chẳng có gì to tát.

Lo âu, cáu gắt

Lo âu cũng là một cảm xúc thất thường giai đoạn thai kỳ. Rất đa dạng như lo đủ thứ, nào là đau đớn vỡ ối khi vượt cạn, lo không có người giúp đỡ, lo gặp sự cố nơi con cái, lo không có sữa cho con, rồi cả tương lai con cái sau này… Khi mang thai, nhiều phụ nữ trở nên khó tính khác thường, hay cáu gắt với mọi người xung quanh, kể cả quen lẫn lạ, khiến cho nhiều người hiểu lầm xa lánh.

Sợ bị nói xấu, tự cô lập

Rất nhiều phụ nữ khi bầu bí rất nhạy cảm với những chuyên “buôn dưa lê”. Đặc biệt hơn là dễ bị tổn thương vì một lời nói hay hành động vô cùng nhỏ nhặt của người xung quanh. Do quá nhạy cảm với lời đàm tiếu nên mẹ bầu thường xuất hiện cả xu hướng tự cô lập bản thân, giấu cảm xúc, không muốn trò chuyện với ai, thậm chí không có hứng thú gặp gỡ bạn bè

Những dạng thay đổi tính thai kỳ rất đa dạng, buồn vui lẫn lộn

 “Chóng nhớ, hay quên”

Đây là trạng thái thay đổi tâm lý khác khi mang thai, suy nghĩ lung tung chẳng đâu vào đâu hoặc đột ngột thay đổi dự định. Đặc biệt “chóng nhớ, hay quên”. Nhạy cảm với lời đàm tiếu nhưng lại hay quên vặt, như không nhớ đóng cửa khi ra ngoài, quên chìa khóa xe, quên ví khi đi chợ… Tự dưng thấy hạnh phúc dâng tràn khi thấy mình mang thai để chia sẻ với người xung quanh… rồi lại trở về trạng thái điềm đạm hoặc bất an khi thấy đau chân, đau lưng và những đêm mất ngủ.

Trầm cảm

Nhiều chuyên gia tin rằng hormone thai kỳ chính là thủ phạm làm gia tăng chứng trầm cảm thai kỳ. Mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào vào sự tăng giảm của hormon. Tâm trạng thất thường chủ yếu trong 3 tháng đầu và tái xuất hiện trong 3 tháng cuối chuẩn bị sinh.

 Làm gì để ổn định tâm tính giai đoạn thai kỳ?

Tự chăm sóc bản thân và duy trì lối sống tích cực là những cách giúp giảm thiểu thay đổi tính cách trong thai kỳ

Theo APA, tính cách thay đổi khi mang thai chứa đựng nhiều bí ẩn, khoa học chưa hiểu hết, đôi khi tự mất sau khi “mẹ tròn con vuông” nên việc khắc phục tập trung vào một số giải pháp tính tình sau:

  • Tự chăm sóc bản thân tốt hơn như làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống cân bằng, khoa học, đủ chất… và nên nhớ mẹ bầu không đơn độc
  • Chia sẻ cùng người thân, bác sĩ, các chuyên gia sản phụ khoa
  • Nghỉ ngơi và thư giãn đầy đủ, trọng tâm hướng tới các hoạt động có lợi cho việc điều hòa cảm xúc, nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé, nhất là hoạt động thể chất
  • Duy trì tinh thần vui vẻ và lối sống tích cực để không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
  • Duy trì giấc ngủ chất lượng, đủ về thời lượng.
  • Tham gia lớp yoga thai kỳ hoặc thiền, thực hành mát xa
  • Nếu tâm trạng thay đổi kéo dài hơn hai tuần và tệ đi, mẹ bầu nên tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tư vấn, đặc biệt là khi bị trầm cảm. Nếu không can thiệp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cả hai mẹ con và thậm chỉ cả gia đình sau khi sinh.

Đặc biệt, trong nhiều biện pháp cải thiện “tính cách khi mang thai”, theo nghiên cứu của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), nuôi con bằng sữa mẹ có tác dụng tích cực cho việc cải thiện tâm tính của cả mẹ lẫn bé. Riêng mẹ bầu nếu dùng sữa, đặc biệt sữa non của bò, sẽ giúp cho cơ thể có thể sức đề kháng, giúp cơ thể giảm căng thẳng, hạn chế bệnh, đặc biệt là giảm trầm cảm, tăng mối liên kết mẫu từ. Cho con bú là một quá trình đặc trưng của tất cả các loài động vật có vú, trong đó có con người, đặc biệt là sữa non tiết ra trong vòng 72 giờ sau sinh rất tốt cho trẻ nhỏ, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ do giàu hàm lượng protein, chất béo, carbs, magiê, vitamin B, vitamin A, C và E hay các hormone kích thích tăng trưởng gốc protein giống như insulin 1 và 2, hoặc IGF-1 và IGF-2.

Với lợi thế trên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và AAP khuyến nghị cho trẻ bú ít nhất 6 tháng hoàn toàn bằng sữa mẹ. Trong nghiên cứu AAP còn phát hiện thấy lợi ích kép cho thấy việc cần thiết chú trọng dinh dưỡng trong thai kỳ: nếu bà mẹ trong giai đoạn mang thai có một sức khoẻ tốt, hệ miễn dịch được củng cố tốt, thì hệ miễn dịch của em bé khi sinh ra cũng khoẻ mạnh, bé ít ốm và phát triển tốt hơn. 

Bổ sung dinh dưỡng từ ColosBaby Gold for Mum - sản phẩm dinh dưỡng dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú, với thành phần dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, bổ sung kháng thể tự nhiên IgG từ sữa non ColosIgG 24h nhập khẩu từ Mỹ - là cách tự nhiên giúp tăng cường miễn dịch cho mẹ, ngăn ngừa ốm vặt, giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình mang thai và giúp bé phát triển khỏe mạnh ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt Colosbaby Gold for Mum 

Colosbaby Gold For Mum - công thức dinh dưỡng đặc chế với hệ dưỡng chất cân đối, bổ sung kháng thể IgG tự nhiên từ sữa non ColosIgG 24h nhập khẩu từ Mỹ giúp miễn dịch khỏe, ngăn ngừa ốm vặt, nền tảng cho con phát triển khỏe mạnh 

Miễn dịch khỏe: 

Lượng kháng thể cao IgG 700mg từ sữa non ColosIgG24h, kết hợp các yếu tố chống oxy hóa như Vitamin A,C,E, Kẽm, Selen giúp tăng khả năng loại bỏ các vi khuẩn, virus... bảo vệ cơ thể mẹ trước những yếu tố gây bệnh từ môi trường, cho mẹ thai kỳ khỏe mạnh, không ốm vặt

Dễ tiêu hóa

Phức hợp đạm dễ tiêu hóa Whey Protein, Soy protein và chất xơ hòa tan FOS/Inulin giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ổn định tiêu hóa, giảm táo bón trong thai kỳ và hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng 

Kiểm soát cân nặng 

Cung cấp năng lượng hợp lý, giàu đạm, ít béo giúp cung cấp vừa đủ năng lượng và protein theo đúng nhu cầu tăng thêm trong thai kỳ, giúp mẹ tăng cân hợp lý và kiểm soát cân nặng trong thai kỳ và sau khi sinh.

Phát triển trí não 

DHA, Choline, Vitamin A hỗ trợ quá trình hình thành tế bào não bộ, thị giác và các yếu tố dẫn truyền thần kinh của thai nhi ngay từ giai đoạn mang thai, giúp trẻ phát triển trí não, thị giác và khả năng nhận thức sau này. 

Xương chắc khỏe

Canxi, Photpho, Magie, Vitamin D giúp duy trì cấu trúc xương chắc khỏe cho mẹ và hình thành hệ cơ xương khỏe mạnh cho bé 

Giảm nguy cơ dị tật 

Acid Folic, Vitamin B12, Sắt giúp phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt trong thai kỳ và giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VITADAIRY VIỆT NAM

99 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Tel/Fax: (028) 39152 111

Hotline: 1900 633 559

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 4/5 (1631 bình chọn)

Chủ đề liên quan

Bài viết liên quan

Hiểu về giai đoạn nghìn ngày đầu đời qua 5 tiêu chí dinh dưỡng trọn vẹn cho trẻ
26/03/2023
Hiểu về giai đoạn nghìn ngày đầu đời qua 5 tiêu chí dinh dưỡng trọn vẹn cho trẻ
Khi rời bụng mẹ, trẻ bắt đầu phải đối mặt với nhiều tác nhân gây hại từ môi trường. Đó là lý do giai đoạn nghìn ngày đầu đời càng trở nên quan trọng với sự phát triển của trẻ.
Lời khuyên của chuyên gia giúp mẹ bầu có hệ miễn dịch khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện
26/03/2023
Lời khuyên của chuyên gia giúp mẹ bầu có hệ miễn dịch khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện
Mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để con sinh ra và lớn lên khỏe mạnh nhất.
Bí quyết để con nhận được đủ nguồn dưỡng chất ngay từ trong bụng mẹ
26/03/2023
Bí quyết để con nhận được đủ nguồn dưỡng chất ngay từ trong bụng mẹ
Rất nhiều mẹ bầu từng khổ sở vì quan niệm "ăn cho 2 người", "phải ăn nhiều thì con sinh ra mới đủ cân, mới đủ chất được". Tuy nhiên, đây đều là những khái niệm xưa cũ và thời nay thì các "mẹ bầu Gen Z" đã thông thái hơn rất nhiều rồi!
Tăng cường miễn dịch 9 tháng 10 ngày: Bí quyết vàng để mẹ bầu tạm biệt nỗi lo mắc bệnh, thai nhi ra đời khỏe mạnh
26/03/2023
Tăng cường miễn dịch 9 tháng 10 ngày: Bí quyết vàng để mẹ bầu tạm biệt nỗi lo mắc bệnh, thai nhi ra đời khỏe mạnh
Kể cả ở người khỏe mạnh, ai cũng có lúc ốm, thấy nhức đầu, đau bụng, cảm sốt... Nhưng ở phụ nữ mang thai, việc ốm đau và nhiễm khuẩn không dừng lại ở việc gây khó chịu cho cơ thể người mẹ, mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Thoát khỏi nỗi lo tiểu đường: "Mình đã thử và nhận được kết quả khá mỹ mãn"
24/03/2023
Thoát khỏi nỗi lo tiểu đường: "Mình đã thử và nhận được kết quả khá mỹ mãn"
Cứ tới tuần 24 - 26 của thai kỳ là chắc chắn nhiều bà mẹ cũng sẽ giống mình, lo sợ gặp phải vấn đề tiểu đường thai kỳ. Thật may là mình đã tìm ra được bí quyết trấn áp nỗi lo này rồi đây!

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới