Lời khuyên của chuyên gia giúp mẹ bầu có hệ miễn dịch khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện
Giai đoạn mang thai mặc dù vô cùng kỳ diệu nhưng mẹ bầu cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, áp lực cả về tinh thần và bối rối về sức khỏe thể chất.
Trong suốt thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ bị suy giảm hơn bình thường và điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến thai nhi. Một nghiên cứu tại Đại học Stanford (Mỹ) cho thấy có sự thay đổi đáng kể của hệ miễn dịch ở phụ nữ trong quá trình mang thai. Các mẹ bầu dễ nhiễm trùng và bị lây bệnh hơn so với những chị em khác. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Thần kinh ngày 26/02/2018 cho thấy hệ thống miễn dịch của phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi trong bụng. Không những vậy, một hệ miễn dịch khỏe còn giúp mẹ tránh được các nguy cơ lây nhiễm bệnh, hạn chế sự tấn công của virus gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi.
Vì vậy, mẹ cần chăm sóc thật tốt cho bản thân trong thời gian mang thai, không chỉ vì sức khỏe của chính mình mà cả cho sự an toàn và khả năng phát triển của em bé trong bụng.
Nhưng làm thế nào để có hệ miễn dịch khỏe khi mang bầu? Vấn đề này sẽ được BS Nguyễn Thị Thu Liễu - Giảng viên Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Đại học Y Hà Nội; Phó trưởng khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện phụ sản Trung ương và Ths. Dược sĩ Ngô Huyền Trang - chuyên gia dinh dưỡng đến từ VitaDairy, giải đáp chi tiết trong buổi tọa đàm "Miễn dịch khỏe cho mẹ bầu, sẵn sàng đón con yêu".
Miễn dịch là khả năng bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật nên rất quan trọng với sức khỏe, đặc biệt trong giai đoạn mang thai. Vậy, miễn dịch của mẹ lúc mang thai tốt thì em bé sau sinh có miễn dịch tốt hơn không?
BS Nguyễn Thị Thu Liễu: Miễn dịch của mẹ mang thai tốt thì miễn dịch của đứa trẻ sau khi sinh sẽ được cải thiện. Một loại kháng thể chiếm tỉ lệ lớn nhất và phổ biến nhất là IgG. Đây cũng là kháng thể duy nhất có thể đi qua được hàng rào nhau thai, có tác dụng giúp mẹ mang thai chống lại được sự cảm nhiễm của các vi sinh vật và tác hại của vi sinh vật đến cơ thể. Người mẹ mang thai càng có khả năng miễn dịch tốt thì trẻ sẽ nhận được lượng IgG để tránh các vi sinh vật có hại.
Ths. Dược sĩ Ngô Huyền Trang: Có thể nói, kháng thể IgG là chìa khóa vì có thể được truyền từ cơ thể mẹ sang con qua hàng rào nhau thai, nhiều nhất là trong những tháng cuối của thai kỳ. Những tháng sau sinh, hệ miễn dịch của em bé còn rất yếu và chưa tự tạo ra được IgG, vậy nên IgG mẹ truyền sang em bé trong quá trình mang thai chính là hệ miễn dịch mang thai để chống lại các yếu tố bên ngoài môi trường.
Vậy sau khi sinh, mẹ có thể làm gì để đem đến cho con hệ miễn dịch tốt nhất để phát triển toàn diện?
BS Nguyễn Thị Thu Liễu: Sau khi sinh, trẻ sẽ nhận được những kháng thể từ mẹ qua sữa mẹ. Trong sữa non của mẹ có chứa yếu tố kháng thể có thể giúp trẻ chống lại bệnh tật cũng như sự xâm nhập của các yếu tố vi sinh vật có hại sau khi ra đời.
BS Nguyễn Thị Thu Liễu - Giảng viên Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Đại học Y Hà Nội; Phó trưởng khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện phụ sản Trung ương
Ths. Dược sĩ Ngô Huyền Trang: Hàm lượng kháng thể có trong sữa non của mẹ (sữa ở những ngày đầu tiên sau khi sinh) cực kỳ cao. Điều này không chỉ đúng với sữa non của mẹ mà nhiều loại sữa non khác cũng có thể là nguồn cung cấp các kháng thể. Trong các loại thực phẩm, thức ăn có thể bổ sung bên ngoài thì sữa non của bò là một trong những nguồn thực phẩm duy nhất có thể có được kháng thể IgG tự nhiên. Chính vì thế, sữa non của bò đã được ứng dụng để trở thành thực phẩm hỗ trợ miễn dịch với cơ chế đơn giản giống hệt sữa mẹ. Chúng ta có thể dùng sữa non của bò để cung cấp kháng thể IgG cho nhóm đối tượng có nhu cầu tăng cường miễn dịch.Ths. Dược sĩ Ngô Huyền Trang - chuyên gia dinh dưỡng đến từ VitaDairy