24/03/2023
Share

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 4/5 (17156 bình chọn)
Khi biết tin mình mang thai, xen lẫn niềm vui vô bờ bến là những nỗi lo không nhỏ của các mẹ bầu. Những nỗi lo này không phải không có cơ sở nhưng nếu biết chăm sóc bản thân, mẹ bầu có thể dễ dàng vượt qua tất cả để đón con yêu chào đời.

Trong quá trình mang thai, không phải mẹ bầu nào cũng trải qua 9 tháng 10 ngày suôn sẻ, công việc hay những thay đổi của cơ thể đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của mẹ bầu. Những ảnh hưởng ở mức thấp có thể không gây hại và mẹ bầu dễ dàng vượt qua. Nhưng với những thay đổi lớn khiến hệ miễn dịch suy giảm mạnh, mẹ bầu rất dễ bị bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Do đó việc nắm bắt và phòng ngừa từ sớm sẽ giúp mẹ và bé khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

Dưới đây là một số vấn đề thường gặp khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý:

Ốm nghén

Cảm giác ốm nghén thực sự không dễ chịu, dù là buồn nôn, chóng mặt, sợ mùi thức ăn hay là thích ăn những món mà trước đây mình chưa bao giờ ăn... Một số mẹ bầu ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhưng cũng có người bị nghén trong suốt thai kỳ. Không chỉ mệt mỏi, ốm nghén còn có thể khiến mẹ bầu bị thiếu dinh dưỡng do không ăn uống được nhiều.

Để giảm ốm nghén, mẹ bầu thử ăn những thực phẩm thanh đạm, uống nhiều nước, bổ sung vitamin B6 hoặc bổ sung dinh dưỡng từ các nguồn khác ngoài thực phẩm, chẳng hạn như sữa.

Táo bón

Táo bón là điều mẹ rất nhiều mẹ bầu lo sợ . Theo các chuyên gia,nguyên nhân gây táo bón trong thai kỳ đến từ việc ít vận động, nồng độ hormone progesterone trong máu tăng lên làm giảm nhu động ruột; thai phát triển gây chèn ép đại tràng khiến phân chậm di chuyển, bổ sung nhiều thuốc và thực phẩm chứa sắt...

Để giảm tình trạng táo bón, mẹ bầu nên tăng cường chất xơ trong chế độ dinh dưỡng. Thực phẩm tốt bao gồm đậu Hà Lan, đậu đen, đậu lăng; hạnh nhân, bơ, quả mọng, bánh nướng xốp yến mạch, bột yến mạch... Ngoài ra, mẹ bầu cũng phải uống nhiều nước, tập thể dục nhẹ nhàng và bổ sung lợi khuẩn an toàn cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Cảm cúm

Hầu hết những mẹ bầu bị cảm cúm khi mang thai là do hệ miễn dịch và sức đề kháng kém. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu bị cúm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, việc sử dụng thuốc trong trường hợp này phải theo sự chỉ định và tư vấn từ Bác Sĩ chuyên môn.

Tốt nhất, ngay từ khi có ý định mang thai cho đến khi có thai, mẹ cần chủ động tăng cường miễn dịch và đề kháng cho mình để phòng bệnh. Ăn tỏi, nhiều rau xanh, uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng có thành phần kháng thể IgG để nâng cao hệ miễn dịch, tăng khả năng loại bỏ các vi khuẩn, virus.

Cân nặng tăng giảm thất thường

Chuyện cân nặng trong thai kỳ cũng là điều làm các mẹ bầu đau đầu. Tăng cân quá nhiều khi mang thai khiến mẹ bầu phải đối mặt với nhiều nguy cơ như: tiểu đường thai kỳ, sinh non, cao huyết áp, sinh mổ, nhiễm độc thai nghén, thậm chí thai chết lưu… Còn không tăng cân thì mẹ lại lo lắng con không phát triển. Điều này cũng tạo ra những áp lực không nhỏ cho mẹ bầu khiến sức khỏe tổng thể bị ảnh hưởng theo.

Làm sao để có một thai kỳ khỏe mạnh?

Thai kỳ khỏe mạnh ở đây bao hàm cả khỏe về thể chất lẫn tinh thần. Mẹ bầu có thoải mái về tâm lý thì mới ăn ngon, ngủ ngon. Thể chất khỏe mạnh, không bị bệnh, không phải lo lắng về chuyện cân nặng hay táo bón... thì mẹ bầu mới thư giãn, tận hưởng cảm giác thiêng liêng khi con yêu lớn lên từng ngày trong bụng.

Vậy phải làm sao để vẹn cả đôi đường? Chủ động chăm sóc bản thân tốt nhất ? Lời khuyên của các chuyên gia là mẹ cần khám thai đầy đủ, ăn uống đủ chất, ngừng sử dụng các chất kích thích, bổ sung vitamin, tránh ăn nhiều đồ ngọt, uống nhiều nước, quản lý cân nặng và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ... là điều mẹ bầu nào cũng phải ghi nhớ và thực hiện hàng ngày.

Ngoài ra, để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé yêu, mẹ Bầu có thể sử dụng dinh dưỡng từ sữa.. Hiện nay, có rất nhiều loại sữa dành cho bà bầu, nhưng để chọn được loại sữa "giải quyết" được các vấn đề nói trên, từ tăng cường miễn dịch đến tốt cho tiêu hóa, kiểm soát cân nặng , đồng thời giúp thai nhi phát trí não, xương chắc khỏe, giảm nguy cơ dị tật... thì không có nhiều. Mẹ bầu có thể tham khảo và lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng Colosbaby Gold for Mum. Với kháng thể IgG từ sữa non ColosIgG 24h, cùng yếu tố chống oxy hóa như vitamin A, C, E, kẽm, selen... Colosbaby Gold for Mum có thể bảo vệ mẹ trước những yếu tố gây bệnh từ môi trường. Không những thế, nhờ đặc tính giàu đạm, ít béo, sản phẩm có thể cung cấp vừa đủ năng lượng và protein theo nhu cầu thai kỳ mà không khiến mẹ bầu tăng cân trong khi mang thai và sau sinh.

*Trích nguồn từ Báo Afamily.vn

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 4/5 (17156 bình chọn)

Chủ đề liên quan

Bài viết liên quan

Hiểu về giai đoạn nghìn ngày đầu đời qua 5 tiêu chí dinh dưỡng trọn vẹn cho trẻ
26/03/2023
Hiểu về giai đoạn nghìn ngày đầu đời qua 5 tiêu chí dinh dưỡng trọn vẹn cho trẻ
Khi rời bụng mẹ, trẻ bắt đầu phải đối mặt với nhiều tác nhân gây hại từ môi trường. Đó là lý do giai đoạn nghìn ngày đầu đời càng trở nên quan trọng với sự phát triển của trẻ.
Lời khuyên của chuyên gia giúp mẹ bầu có hệ miễn dịch khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện
26/03/2023
Lời khuyên của chuyên gia giúp mẹ bầu có hệ miễn dịch khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện
Mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để con sinh ra và lớn lên khỏe mạnh nhất.
Bí quyết để con nhận được đủ nguồn dưỡng chất ngay từ trong bụng mẹ
26/03/2023
Bí quyết để con nhận được đủ nguồn dưỡng chất ngay từ trong bụng mẹ
Rất nhiều mẹ bầu từng khổ sở vì quan niệm "ăn cho 2 người", "phải ăn nhiều thì con sinh ra mới đủ cân, mới đủ chất được". Tuy nhiên, đây đều là những khái niệm xưa cũ và thời nay thì các "mẹ bầu Gen Z" đã thông thái hơn rất nhiều rồi!
Tăng cường miễn dịch 9 tháng 10 ngày: Bí quyết vàng để mẹ bầu tạm biệt nỗi lo mắc bệnh, thai nhi ra đời khỏe mạnh
26/03/2023
Tăng cường miễn dịch 9 tháng 10 ngày: Bí quyết vàng để mẹ bầu tạm biệt nỗi lo mắc bệnh, thai nhi ra đời khỏe mạnh
Kể cả ở người khỏe mạnh, ai cũng có lúc ốm, thấy nhức đầu, đau bụng, cảm sốt... Nhưng ở phụ nữ mang thai, việc ốm đau và nhiễm khuẩn không dừng lại ở việc gây khó chịu cho cơ thể người mẹ, mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Thoát khỏi nỗi lo tiểu đường: "Mình đã thử và nhận được kết quả khá mỹ mãn"
24/03/2023
Thoát khỏi nỗi lo tiểu đường: "Mình đã thử và nhận được kết quả khá mỹ mãn"
Cứ tới tuần 24 - 26 của thai kỳ là chắc chắn nhiều bà mẹ cũng sẽ giống mình, lo sợ gặp phải vấn đề tiểu đường thai kỳ. Thật may là mình đã tìm ra được bí quyết trấn áp nỗi lo này rồi đây!

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới