06/11/2019
Share

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 5/5 (4213 bình chọn)
Bệnh thận mạn tính là quá trình tiến triển không thể hồi phục chức năng thận. Vì vậy, việc thực hiện những biện pháp phòng ngừa bệnh thận là vô cùng quan trọng.

Thận là một cơ quan quan trọng, đóng vai trò như bộ lọc máu tự nhiên cho cơ thể. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân về chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và các bệnh lý có liên quan đã khiến thận bị suy giảm chức năng dẫn đến tình trạng suy thận. Về thời gian mắc bệnh, người ta chia bệnh thận thành 2 nhóm là: suy thận cấp và suy thận mạn. Nếu như suy thận cấp thường diễn ra trong vài ngày và có thể phục hồi chức năng thận sau khi điều trị thì ngược lại, Suy thận mạn là tình trạng tổn thương thận tiến triển không thể hồi phục chức năng thận.

Suy thận mạn là gì?

bệnh thận mãn tính

Bệnh thận mạn tính là quá trình suy giảm chức năng thận ở cấp độ nặng

Suy thận mạn - Bệnh thận mạn tính là tình trạng tổn thương về cấu trúc và chức năng thận tồn tại kéo dài trên 3 tháng kèm theo hoặc không kèm theo giảm mức lọc cầu thận. Chức năng thận bị suy giảm, giảm đào thải các chất độc và dịch thừa từ máu ra khỏi cơ thể qua nước tiểu dẫn đến những hệ luỵ với sức khoẻ của toàn cơ thể. Đây là một trong những bệnh lý về thận phổ biến hàng đầu, thường kéo dài âm ỉ và được chia thành 5 giai đoạn dựa vào chỉ số mức lọc cầu thận (GFR) theo Hội Thận học Hoa Kỳ như sau:

  • Giai đoạn 1: Thận bị tổn thương nhẹ, mức lọc cầu thận bình thường hoặc giảm (GFR≥ 90 ml/phút).
  • Giai đoạn 2: Thận bị tổn thương, mức lọc cầu thận giảm nhẹ (GFR 60 - 89 ml/phút).
  • Giai đoạn 3: Mức lọc cầu thận giảm trung bình (GFR 30 - 59 ml/phút).
  • Giai đoạn 4: Mức lọc cầu thận giảm nặng (GFR 15 - 29 ml/phút)/
  • Giai đoạn 5: Suy thận giai đoạn cuối, mức lọc cầu thận giảm rất nặng, dưới 15 ml/phút (phải điều trị thay thế)

Tại Việt Nam, hiện chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng theo ước tính có khoảng 5 triệu người bị bệnh thận và mỗi năm có thêm khoảng 8000 ca bệnh mới cùng với gần 1 triệu người suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu.

Bệnh thận có những biểu hiện như thế nào?

Để sớm phát hiện bệnh, mọi người cần đi khám sức khỏe định kỳ đồng thời trang bị cho mình những kiến thức, hiểu biết và lắng nghe cơ thể mình để sớm phát hiện những dấu hiệu của bệnh. Vậy bệnh thận biểu hiện như thế nào?

bệnh thận mãn tính

Các dấu hiệu của bệnh thận thường không rõ ràng cho tới khi thận bị tổn thương nặng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận phát triển theo thời gian nếu các tổn thương thận tiến triển chậm. Cụ thể những dấu hiệu của bệnh suy thận có thể xuất hiện gồm:

  • Buồn nôn và nôn: Do ure huyết gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.
  • Thở nông: Do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong hai lá phổi kèm theo tình trạng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy) sinh ra chứng thở nông.
  • Ớn lạnh: Thiếu máu có thể khiến người bệnh cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí đang ở trong phòng có nhiệt độ ẩm.
  • Hoa mắt, chóng mặt: Thiếu máu khiến não không được cung cấp đủ oxy. Điều này có thể ảnh đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.
  • Thay đổi khi đi tiểu: Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhạt, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn...
  • Phù: Thận bị suy giảm chức năng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt...
  • Mệt mỏi: Khi thận khỏe mạnh sẽ tạo ra một hormon gọi là erythropoietin. Erythropoietin tham gia vào quá trình trưởng thành của tế bào hồng cầu. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn, hậu quả cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của người bệnh mệt đi nhanh chóng, da dẻ thường có tình trạng tái xám. Tình trạng này được gọi là thiếu máu do suy thận.
  • Ngứa: Thận có chức năng loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.
  • Hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng ure huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Ngoài ra, bạn cũng cảm giác rằng không thích ăn thịt nữa.
  • Đau lưng/cạnh sườn: Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn.

Lưu ý: Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận thường không đặc hiệu, nghĩa là các dấu hiệu này cũng có thể được gây ra bởi các bệnh khác. Bởi vì thận có khả năng thích ứng cao và có thể bù cho chức năng bị mất, các dấu hiệu và triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi xảy ra thận bị tổn thương không thể phục hồi.

Những nguyên nhân gây ra bệnh thận mạn tính

Bên cạnh mối quan tâm bệnh thận có những biểu hiện gì thì bạn cũng cần tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh để từ đó có được biện pháp phòng ngừa sớm. Cụ thể, những nguyên nhân chính gây suy thận mạn tính đó là:

  • Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2: Nồng độ đường trong máu tăng cao trong khoảng thời gian dài sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ khiến chức năng dẫn chất độc và dịch thừa tới thận bị ảnh hưởng. 
  • Tăng huyết áp: Tăng huyết áp cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy thận mạn tính vì khi bị tăng huyết áp sẽ gây tổn thương các mạch máu nhỏ, tương tự như bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Một số nguyên nhân khác cũng gây suy thận mạn tính là:

  • Tình trạng suy giảm hệ miễn dịch ở bệnh nhân HIV/AIDS, bệnh nhân viêm gan B, viêm gan C,...
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu để lại nhiều vết sẹo khi lành. Tình trạng này kéo dài có thể khiến tổn thương thận.
  • Viêm cầu thận, có thể xảy ra sau khi nhiễm liên cầu khuẩn hoặc một vài nguyên nhân khác
  • Bệnh thận đa nang.
  • Bệnh thận bẩm sinh: Thường là do tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc các dị dạng liên quan đến thận.
  • Tiếp xúc nhiều với các loại thuốc và hóa chất độc hại.

Ngoài ra, các yếu tố sau đây cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính:

  • Bệnh tim mạch.
  • Hút thuốc.
  • Béo phì.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh thận.
  • Cấu trúc thận bất thường.
  • Tuổi tác.

bệnh thận yếu

Thói quen ăn uống và sinh hoạt có thể ảnh hưởng lớn đến thận

Bệnh thận có nguy hiểm không?

Suy thận mạn tính có thể ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể và gây ra nhiều biến chứng. Tiêu biểu như:

  • Giữ nước, có thể dẫn đến phù ở tay và chân.
  • Nồng độ kali trong máu tăng đột ngột, làm giảm khả năng hoạt động của tim và có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương do suy thận kéo dài dẫn đến hoạt động tạo ra lượng vitamin D không đủ, làm giảm hấp thu canxi tại ruột vào xương 
  • Thiếu máu khi thận bị tổn thương nặng, không có khả năng sản xuất đủ yếu tố kích thích tủy xương tạo hồng cầu
  • Giảm ham muốn tình dục, giảm khả năng sinh sản.
  • Tổn thương hệ thần kinh trung ương, gây khó tập trung, có thể thay đổi tính cách hoặc co giật.  
  • Cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn do giảm miễn dịch.
  • Biến chứng thai kỳ mang đến rủi ro cho mẹ và thai nhi đang phát triển.
  • Tổn thương không hồi phục đối với thận và phải lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Có thể thấy, Suy thận mạn là bệnh lý để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể người bệnh. Hơn nữa, việc nhận biết bệnh từ sớm cũng hết sức khó khăn nếu chỉ dựa vào các triệu chứng thông thường. Vì vậy, việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng. 

Để biết thêm thông tin về bệnh thận và cách phòng ngừa hiệu quả, bạn có thể tham khảo qua một số câu hỏi thường gặp nhất về Suy thận mạn được tổng hợp dưới đây.

Những câu hỏi thường gặp về suy thận mạn tính

Bệnh thận mạn tính có thể chữa khỏi hoàn toàn không?

Suy thận là bệnh diễn ra “âm thầm” và chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Nếu bệnh phát hiện sớm và đang trong giai đoạn nhẹ thì việc tuân thủ phác đồ điều trị sẽ giúp bảo tồn được chức năng của thận và làm chậm tiến triển của suy thận mạn. Tuy nhiên không thể phục hồi chức năng thận như ban đầu. Khi bệnh đã ở mức độ nặng thì người bệnh cần phải tiến hành lọc máu và chạy thận để duy trì sự sống. 

Bệnh thận có di truyền không?

Về phương diện nguyên nhân gây bệnh thì suy thận có tính di truyền nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Nguyên nhân chính gây bệnh phần lớn là do thói quen xấu và lối sống thiếu lành mạnh. Hơn nữa, yếu tố di truyền cũng chỉ là tính chất bắc cầu nên bạn cũng không cần quá lo lắng quá đối với người thân có người bị suy thận.

Bệnh thận lây qua đường nào?

Bệnh suy thận KHÔNG lây từ người này sang người khác. Có chăng chỉ là những người bị suy thận có cùng thói quen ăn uống không lành mạnh và lặp đi lặp lại hằng ngày khiến người khác có những quan niệm sai lệch về bệnh.

Bệnh thận uống thuốc gì?

Điều trị suy thận bao gồm một phác đồ điều trị dựa trên nguyên nhân và các triệu chứng xảy ra trên cơ thể người bệnh và cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó người bệnh nên kết hợp thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị.

bệnh thận mãn tính

Ngoài đơn thuốc do bác sĩ tư vấn, chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng cũng ảnh hưởng nhiều đến diễn biến của bệnh

Người bị bệnh thận nên sinh hoạt như thế nào?

Hãy xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh và khoa học. Thường xuyên theo dõi và duy trì huyết áp ở mức cho phép. Kiểm soát nồng độ cholesterol và đường trong máu. Hạn chế tối đa rượu, bia, thuốc lá và đừng quên luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để duy trì thân hình cân đối.

Nguyên tắc dinh dưỡng dành cho người bệnh suy thận mạn tính

Chế độ ăn điều trị suy thận mạn là chế độ ăn nhằm giảm nhẹ các triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển bệnh. Chế độ ăn này còn tùy theo các giai đoạn suy thận mạn tính và tuỳ thuộc vào việc bệnh nhân có lọc máu hay không để xây dựng thực đơn phù hợp. Cụ thể:

  • Với bệnh nhân suy thận chưa lọc máu, bệnh nhân viêm cầu thận: Nên ăn ít protein, ưu tiên dùng protein có giá trị sinh học cao, hạn chế thức ăn nhiều phosphat. Lượng protein cần được giảm tuỳ thuộc mức độ suy thận. Theo khuyến cáo, người bệnh suy thận độ I, II có thể cắt giảm 20% lượng protein so với người khoẻ mạnh (0.8g/kg cân nặng/ngày). Các giai đoạn suy thận độ 3, độ 4, nên giảm còn 0.6-0.8g/kg cân nặng/ngày. Nhu cầu năng lượng trung bình từ (30 - 40 kcal/kg/ngày). Cần nạp đủ vitamin, yếu tố vi lượng, chống thiếu máu. Đảm bảo đủ nước, ít muối, giàu calci.
  • Với bệnh nhân suy thận mạn có lọc máu ngoài thận: Đủ đạm ở mức cao (1,2 - 1,4 g/kg/ngày) và tùy thuộc vào tần suất lọc máu mỗi tuần. Đảm bảo 50% lượng đạm có nguồn gốc động vật, giàu acid amin thiết yếu. Đủ năng lượng, ít nhất 35 - 40 kcal/kg/ngày. Đủ vitamin và các yếu tố vi lượng. Ít nước, ít natri, ít kali, giàu calci và ít phosphat. Lưu ý điều chỉnh nhu cầu thức ăn theo diễn biến của bệnh.

Suy thận nên ăn hoa quả gì? 

Táo, việt quất, dâu tây, lê, đu đủ, cherry, bưởi, nho đỏ...là những loại trái cây giàu vitamin tan trong nước (B,C,...), ít kali, người bệnh mắc suy thận nên ăn mỗi ngày. Người bệnh thận nên ăn gì?

Với nhóm tinh bột, người bệnh nên chọn những thực phẩm có hàm lượng đạm thấp như bột sắn dây, khoai sọ, miến dong, khoai lang, bún, hủ tiếu, phở… Với nhóm chất béo nên dùng dầu thực vật (dầu hạt hướng dương, dầu hạt cải ….) Còn với nhóm chất xơ, vitamin thì người bệnh nên sử dụng các loại rau củ quả.

bệnh thận mãn tính

Táo là loại trái cây tốt cho người bệnh thận

Với một chế độ ăn nhạt hoàn toàn và hạn chế đạm sẽ duy trì được sức khỏe tuy nhiên lại gây cảm giác chán ăn, ăn không ngon. Do đó, người bệnh thận có thể sử dụng các loại sữa để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vừa giúp khẩu vị bớt nhàm chán. 

Lựa chọn thực phẩm phù hợp cho người bệnh thận

Sữa và các sản phẩm từ sữa chứa đạm có giá trị sinh học cao, và giàu calci, là thực phẩm được khuyến cáo nên dùng cho người bệnh thận. Tuy nhiên không phải loại sữa nào cũng phù hợp đề sử dụng. Cụ thể, sữa cho người bệnh thận là loại sữa cung cấp một chế độ dinh dưỡng có tỷ lệ Protein phù hợp với giai đoạn bệnh, ít Natri, Kali, đảm bảo năng lượng, các acid amin, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho người bệnh thận đồng thời giúp bồi bổ và phục hồi sức khỏe; giúp hấp thu và tiêu hóa tốt. 

Với những tiêu chí trên thì các sản phẩm Nepro 1 và Nepro 2 của VitaDairy sẽ là những gợi ý hàng đầu dành cho người bệnh thận. Tùy theo từng giai đoạn bệnh mà bệnh nhân lựa chọn sản phẩm phù hợp: 

  • Nepro 1 Gold - Sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh thận có Ure huyết tăng, dùng được cho người tiểu đường: Nepro 1 Gold với công thức được thiết kế đặc biệt, đem lại một chế độ dinh dưỡng cân đối, giàu năng lượng, Protein thấp, ít Natri, Kali, Phospho theo khuyến cáo dinh dưỡng cho người bệnh suy thận, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi thể trạng, tăng cường sức khỏe.
  • Nepro 1- Sản phẩm dinh dưỡng giảm Protein: Cung cấp chế độ ăn có tỷ lệ Protein thấp, ít Natri, Kali, Phospho, đảm bảo năng lượng và các axit amin, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho đối tượng cần chế độ ăn giảm Protein, người bệnh thận có Ure huyết tăng. Giúp bồi bổ và phục hồi sức khỏe, giúp hấp thu và tiêu hóa tốt.
  • Nepro 2 Gold- sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người có lọc máu ngoài thận - dùng được cho người tiểu đường: Nepro 2 Gold sử dụng cho người cần chế độ ăn Protein cao, giảm muối và giàu năng lượng. Phù hợp với người bệnh suy thận có lọc máu ngoài thận. sản phẩm dùng được cho người tiểu đường. Sản phẩm có hàm lượng Lactose thấp (<1%) nên có thể sử dụng cho người kém dung nạp Lactose. 
  • Nepro 2 - Sản phẩm dinh dưỡng giàu Protein dành cho người bệnh thận có lọc máu ngoài thận: nepro 2 cung cấp chế độ ăn có tỷ lệ protein cao, ít Natri, Kali, Phospho giúp bồi bổ và phục hồi sức khỏe. Nepro 2 bổ sung các Vitamin và khoáng chất thiết yếu cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể, giúp hấp thu và tiêu hóa tốt hơn. Nepro 2 được chứng nhận lâm sàng hiệu quả cho bệnh thận có lọc máu - Nghiên cứu thực hiện tại Khoa dinh dưỡng và khoa thận nhân tạo tại Bệnh viện chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh.

bệnh thận mãn tính

Nepro tại VitaDairy - Lựa chọn hàng đầu dành cho người bệnh thận

Như vậy, với những thông tin vừa chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý suy thận mạn, qua đó có được những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm kiếm những giải pháp bổ sung dinh dưỡng dành cho người bệnh thận thì có thể tham khảo hai dòng sản phẩm Nepro 1 và Nepro 2 của VitaDairy.

NEPRO 1: SẢN PHẨM DINH DƯỠNG GIẢM PROTEIN

  • Nepro 1 cung cấp chế độ ăn có tỷ lệ Protein thấp, ít Natri, Kali, Photpho, đảm bảo năng lượng và các Axit Amin, Vitamin và Khoáng chất thiết yếu cho đối tượng cần chế độ ăn giảm Protein, người bệnh thận có Urê huyết tăng.
  • Nepro 1 giúp bồi bổ và hồi phục sức khỏe,
  • Nepro 1 giúp hấp thu và tiêu hóa tốt.

Nepro 2 (Sản phẩm dinh dưỡng giảm Protein NEPRO 2)

  • NEPRO 2: SẢN PHẨM DINH DƯỠNG GIÀU PROTEIN DÀNH CHO NGƯỜI BỆNH THẬN CÓ LỌC MÁU NGOÀI THẬN
  • Nepro 2 cung cấp chế độ ăn có tỷ lệ Protein cao, ít Natri, Kali, Photpho, giúp bồi bổ và phục hồi sức khỏe.
  • Nepro 2 bổ sung các Vitamin và Khoáng chất thiết yếu cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể,
  • Nepro 2 giúp hấp thu và tiêu hóa tốt hơn.
  • Nepro 2 được chứng nhận lâm sàng: Hiệu quả cho bệnh nhân thận có lọc máu - Nghiên cứu thực hiện tại Khoa dinh dưỡng & Khoa thận nhân tạo - Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.Hồ Chí Minh.

CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VITADAIRY VIỆT NAM

99 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Tel/Fax: (028) 39152 111

Hotline: 1900 633 559

Website: www.vitadairy.vn

Facebook: https://www.facebook.com/vitadairy.com.vn/

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 5/5 (4213 bình chọn)

Chủ đề liên quan

Bài viết liên quan

Tỉ Lệ Bệnh Nhân Bị Suy Thận Ngày Càng Tăng Không Phân Biệt Đối Tượng
10/10/2020
Tỉ Lệ Bệnh Nhân Bị Suy Thận Ngày Càng Tăng Không Phân Biệt Đối Tượng
Tuy không gây chết người nhanh như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… nhưng bệnh thận nếu không phát hiện điều trị kịp thời và đúng cách, cơ hội sống của người bệnh sẽ không cao. Đáng chú ý, hiện nay, tỷ lệ người mắc căn bệnh này ngày càng gia tăng mà nguy cơ suy thận không phân biệt lứa tuổi và giới tính.
Thực Đơn Cho Người Bệnh Thận Nên Có Gì Và Không Nên Có Gì?
10/10/2020
Thực Đơn Cho Người Bệnh Thận Nên Có Gì Và Không Nên Có Gì?
Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bảo tồn chức năng thận và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh thận. Vậy, người bệnh thận nên ăn món gì, uống sữa gì, dùng thực phẩm như thế nào… để làm chậm tiến triển của bệnh, giữ gìn sức khỏe dài lâu?
Sản Phẩm Dinh Dưỡng Chuyên Biệt Cho Người Bệnh Thận
01/01/2020
Sản Phẩm Dinh Dưỡng Chuyên Biệt Cho Người Bệnh Thận
Thận đóng vai trò quan trọng giúp thanh lọc cơ thể. Chính vì vậy, khi chức năng thận bị suy giảm đồng nghĩa với việc cơ thể phải đối mặt với nguy cơ nhiễm độc. Để ngăn cản hay giảm tác động của bệnh, bệnh nhân thận cần có quá trình điều trị bệnh thật hiệu quả. Bệnh nhân thận không thể bỏ qua Nepro – Sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh thận.
Sữa Dành Cho Người Bệnh Thận - Công Thức Sữa Chuyên Biệt
01/01/2020
Sữa Dành Cho Người Bệnh Thận - Công Thức Sữa Chuyên Biệt
Nhiều người nhầm tưởng rằng, bệnh nhân thận không nên uống sữa, đặc biệt là người mắc sỏi thận. Bởi sữa chứa nhiều canxi, là yếu tố nguy hiểm nhất hình thành sỏi thận. Nhưng thực chất, nếu chọn đúng loại sữa tốt cho bệnh nhân thận, sẽ giúp cải thiện tình hình bệnh đáng kể. Trong bài viết dưới đây sẽ đưa ra phương pháp lựa chọn loại sữa tốt cho người bệnh thận.
Chế Độ Dinh Dưỡng Đối Với Người Bệnh Thận Có Ure Máu Tăng
01/01/2020
Chế Độ Dinh Dưỡng Đối Với Người Bệnh Thận Có Ure Máu Tăng
Đối với những người bệnh thận có ure máu tăng, dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ làm chậm sự phát triển của bệnh và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân.

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới