10/10/2020
Share

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 3/5 (332 bình chọn)
Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bảo tồn chức năng thận và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh thận. Vậy, người bệnh thận nên ăn món gì, uống sữa gì, dùng thực phẩm như thế nào… để làm chậm tiến triển của bệnh, giữ gìn sức khỏe dài lâu?

Việc thiết lập một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học cho người bệnh suy thận là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn, hỗ trợ điều trị và giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng. Vậy, để xây dựng thực đơn phù hợp cho người suy thận, cần tuân thủ những nguyên tắc nào? Và những loại thực phẩm nào nên được ưu tiên hoặc tránh xa? Hãy cùng VitaDairy tìm hiểu.

Tầm quan trọng của thực đơn cho người bệnh thận

Thực đơn cho người bệnh thận có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và kiểm soát bệnh. Bởi thận là cơ quan chịu trách nhiệm lọc và thải độc cho cơ thể, nên khi chức năng thận suy giảm, việc điều chỉnh chế độ ăn uống là một yếu tố then chốt giúp bảo vệ sức khỏe người bệnh. Một thực đơn cho người bệnh thận hợp lý có thể giúp:

  • Hỗ trợ bảo vệ chức năng thận: Thực đơn được thiết kế phù hợp có thể giúp giảm bớt gánh nặng cho thận, ngăn ngừa tình trạng quá tải và làm chậm quá trình suy giảm chức năng thận.
  • Kiểm soát các chất độc trong cơ thể: Người bệnh thận cần hạn chế tiêu thụ một số dưỡng chất như natri, kali và phốt-pho để tránh tình trạng tích tụ các chất này trong cơ thể, gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
  • Giảm nguy cơ suy dinh dưỡng: Bệnh nhân suy thận mạn thường gặp khó khăn trong việc hấp thu và duy trì dinh dưỡng đầy đủ. Một thực đơn khoa học sẽ giúp cung cấp đủ các vitamin, khoáng chất và năng lượng cần thiết để duy trì sức khỏe.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống: Một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, giúp họ cảm thấy khỏe mạnh và năng động hơn.
    Ngăn ngừa các biến chứng: Việc tuân thủ chế độ ăn uống được thiết kế riêng cho người bệnh thận giúp giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm như cao huyết áp, tiểu đường, suy tim,... Những yếu tố này nếu không được kiểm soát có thể khiến tình trạng bệnh thận trở nên nghiêm trọng hơn.

Tầm quan trọng của thực đơn cho người bệnh thận

Tầm quan trọng của thực đơn cho người bệnh thận

Thực đơn cho người bệnh thận nên bổ sung gì?

Thực đơn cho người bệnh thận cần được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ chức năng thận và ngăn ngừa các biến chứng. Tùy vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân thận khác nhau sx có thực đơn riêng. Tuy nhiên nhìn chung, thực đơn cho người bệnh thận nên bổ sung các yếu tố sau:

Kiểm soát lượng đạm hợp lý (0.6 – 1.5 g/kg/ngày)

Protein là thành phần thiết yếu giúp tái tạo tế bào và cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, khi thận suy yếu, quá trình xử lý và đào thải các sản phẩm chuyển hóa từ đạm như ure, creatinin, acid uric sẽ bị cản trở, làm tăng nguy cơ suy thận nặng hơn. Vì thế, người bệnh cần giảm tiêu thụ protein, ưu tiên nguồn đạm dễ tiêu hóa từ thực phẩm như cá trắng, trứng, đậu phụ với lượng phù hợp theo khuyến nghị của bác sĩ.

Giảm muối, tránh thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chứa nhiều muối là “kẻ thù” của thận. Thận có nhiệm vụ lọc muối ra khỏi cơ thể và đưa chúng vào nước tiểu. Thói quen ăn mặn là một trong các nguyên nhân gây suy thận và một số bệnh nguy hiểm khác như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch… Khi bị tổn thương, thận không thể đảm nhiệm tốt chức năng lọc muối và loại bỏ những chất cặn bã, độc hại. Không chỉ vậy, thừa muối khiến huyết áp tăng cao tiếp tục gây phá hủy bộ lọc ở cầu thận, khiến tình trạng bệnh thận càng thêm nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh thận cần phải hạn chế những thức ăn chứa nhiều muối như các loại mắm, nước mắm, cá khô, xúc xích, mì ăn liền, thức ăn nhanh,… Hàm lượng muối lý tưởng là ít hơn 2,3g/người/ngày.

Giảm muối trong khẩu ăn góp phần bảo vệ thận

Giảm muối trong khẩu phần ăn góp phần bảo vệ thận

Tăng cường rau củ, ngũ cốc nguyên cám

Chế độ ăn giàu tinh bột tinh chế có thể làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng thận. Vì vậy, lựa chọn loại tinh bột phù hợp là yếu tố quan trọng trong thực đơn cho người bệnh thận. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bệnh nhân thay thế tinh bột tinh chế bằng tinh bột phức hợp, có nhiều trong rau củ, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, khoai và hạt. Nhóm thực phẩm này không chỉ giúp duy trì cảm giác no lâu mà còn hạn chế hấp thụ chất béo bão hòa, hỗ trợ kiểm soát cân nặng và giảm áp lực lên thận. Từ đó, góp phần cải thiện chức năng thận hiệu quả.

Chú trọng bổ sung chất béo có lợi

Bệnh nhân thận thường có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch. Trong khi đó, việc tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Vì vậy, việc lựa chọn nguồn chất béo phù hợp là điều cần thiết.

Thay vì dùng mỡ động vật hay thực phẩm chế biến sẵn, bệnh nhân nên ưu tiên các chất béo không bão hòa có trong dầu oliu, cá béo, quả bơ, hạt lanh, óc chó,… Những thực phẩm này giúp kiểm soát cholesterol, bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm gánh nặng lên thận, hỗ trợ quá trình phục hồi tốt hơn.

Chú trọng bổ sung chất béo có lợi

Người bệnh thận nên chú trọng bổ sung chất béo có lợi

Điều chỉnh lượng kali và phốt pho hợp lý

Kali và phốt pho đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của hệ thần kinh và xương khớp. Tuy nhiên, với bệnh nhân thận, việc hấp thụ quá nhiều hai khoáng chất này có thể gây rối loạn cân bằng điện giải, tăng nguy cơ phù nề, suy thận và mất cân bằng canxi trong máu.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bệnh nhân thận nên giới hạn lượng kali ở mức 2000mg/ngày và phốt pho ở mức 1000 mg/ngày. Để kiểm soát tốt hơn, nên hạn chế thực phẩm giàu kali như chuối, cam, khoai tây và tránh các sản phẩm giàu phốt pho như thịt chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh. Đồng thời, giảm muối trong chế biến cũng là một cách giúp thận hoạt động hiệu quả hơn.

Xem thêm: Chạy thận nhân tạo

Gợi ý thực đơn phù hợp cho người bệnh thận

Khi bị suy thận độ 1, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe thận và hỗ trợ chức năng lọc của thận. Người bệnh cần có một thực đơn hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng mà không làm quá tải cho thận. Dưới đây là một số gợi ý thực đơn cho bệnh nhân thận, với lượng năng lượng khoảng 1600 kcal mỗi ngày, phân bổ 55% carbohydrate, 13% protein và 33% chất béo.

Thực đơn cho bữa sáng

  • Bữa sáng 1: Bún mọc (130g bún, 50g mọc, 30g giá, 60g hoa chuối) kết hợp với khoai/bắp luộc (100g).
  • Bữa sáng 2: Nui xào chay (130g nui, 60g đậu hũ, 30g cải xanh, 30g cà rốt, 30g ớt chuông), bữa phụ là khoai/bắp luộc (100g).
  • Bữa sáng 3: Bánh mì trứng ốp la (1 ổ bánh mì, 1 quả trứng, rau củ kèm), khoai/bắp luộc (100g).
  • Bữa sáng 4: Sandwich ngũ cốc với ½ quả táo (80g bánh mì, 1 muỗng bơ đậu phộng), bữa phụ là táo (200g).
  • Bữa sáng 5: Xôi mặn (1 chén xôi, 30g chả, 30g thịt gà, 80g dưa leo), bữa phụ là ổi (200g).

Thực đơn cho bữa trưa

  • Bữa trưa 1: Cơm (1 chén), ếch kho sả (40g), canh bí xanh (100g), dưa leo (50g), bữa phụ là táo (200g).
  • Bữa trưa 2: Cơm (1 chén), thịt kho củ cải (50g), canh mướp (100g), bữa phụ là xoài (200g).
  • Bữa trưa 3: Cơm (1 chén), cá hồi áp chảo (50g), măng tây (40g), canh bầu (100g), bữa phụ là thanh long (200g).
  • Bữa trưa 4: Cơm gạo lứt (1 chén), tôm xào rau củ (30g tôm), canh mồng tơi (100g), bữa phụ là táo (200g).
  • Bữa trưa 5: Cơm (1 chén), chả cá chiên (40g), rau muống luộc (100g), bữa phụ là ổi (200g)

Gợi ý thực đơn cho người bị bệnh thận

Gợi ý thực đơn cho người bị bệnh thận

Thực đơn cho buổi tối

  • Thực đơn 1: Cơm (1 chén), nấm rơm kho (40g), khổ qua xào (100g), bữa phụ là sữa Kidney 1 (200ml).
  • Thực đơn 2: Cơm (1 chén), cá nục sốt cà (50g), su su xào (100g), bữa phụ là sữa Kidney 1 (200ml).
  • Thực đơn 3: Cơm (1 chén), hến xào hành tây (60g), canh củ sắn (100g), bữa phụ là sữa Kidney 1 (200ml).
  • Thực đơn 4: Hủ tiếu thịt (1,5 chén), thịt nạc (40g), sườn heo (30g), rau ăn kèm.
  • Thực đơn 5: Cháo yến mạch nấu tôm (40g yến mạch, 30g tôm, rau củ), bữa phụ là sữa Kidney 1 (200ml).

Những thông tin vừa rồi đã cung cấp cái nhìn tổng quan về thực đơn cho người bệnh thận. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên tắc và lựa chọn thực phẩm phù hợp trong thực đơn hàng ngày cho bệnh nhân thận, cũng như giải đáp được những câu hỏi liên quan đến vấn đề này.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân thận nên bổ sung các chất dinh dưỡng từ các sản phẩm sữa dành cho bệnh nhân thận có công thức chuyên biệt như: Giảm đạm, hàm lượng natri, kali, phốt pho thấp nhưng lại giàu các dưỡng chất thiết yếu khác giúp hỗ trợ chức năng thận hoạt động tốt hơn và hạn chế tiến triển của bệnh.

Nepro 1 là sản phẩm sữa cho người bệnh thận với công thức chuyên biệt giúp cung cấp dinh dưỡng phù hợp và hỗ trợ chức năng thận hoạt động tốt, hạn chế tiến triển của bệnh.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thận cần được thiết lập và điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn bệnh, kết hợp với chế độ vận động thường xuyên bằng những bài tập thể dục theo từng thể trạng và chế độ nghỉ ngơi thư giãn để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Nepro 1 Sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người bệnh suy thận của Công ty Cổ phần sữa VitaDairy Việt Nam -  thương hiệu uy tín với hơn 15 năm phát triển trong thị trường sữa bột dinh dưỡng. Nepro 1 với công thức dinh dưỡng giảm đạm, hàm lượng Natri, Kali, Photpho thấp, giàu dưỡng chất thiết yếu, là sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho bệnh nhân suy thận có ure huyết tăng, giúp hạn chế và phòng ngừa tiến triển bệnh thận.  

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VITADAIRY VIỆT NAM

99 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Tel/Fax: (028) 39152 111

Hotline: 1900 633 559

Website: www.vitadairy.vn

Facebook: https://www.facebook.com/vitadairy.com.vn/

Link tham khảo:

  1. https://benhvien108.vn/che-do-dinh-duong-cho-benh-nhan-suy-than-man.htm
  2. https://benhvien108.vn/y-hoc-thuong-thuc/10-dieu-can-biet-ve-che-do-an-cho-benh-nhan-benh-than-man-tinh-loc-mau-chu-ky.htm
  3. https://en.wikipedia.org/wiki/Renal_diet
  4. https://www.niddk.nih.gov/health-information/kidney-disease/chronic-kidney-disease-ckd/prevention

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 3/5 (332 bình chọn)

Bài viết liên quan

Tỉ Lệ Bệnh Nhân Bị Suy Thận Ngày Càng Tăng Không Phân Biệt Đối Tượng
10/10/2020

Tỉ Lệ Bệnh Nhân Bị Suy Thận Ngày Càng Tăng Không Phân Biệt Đối Tượng

Tuy không gây chết người nhanh như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… nhưng bệnh thận nếu không phát hiện điều trị kịp thời và đúng cách, cơ hội sống của người bệnh sẽ không cao. Đáng chú ý, hiện nay, tỷ lệ người mắc căn bệnh này ngày càng gia tăng mà nguy cơ suy thận không phân biệt lứa tuổi và giới tính.
Sản Phẩm Dinh Dưỡng Chuyên Biệt Cho Người Bệnh Thận
01/01/2020

Sản Phẩm Dinh Dưỡng Chuyên Biệt Cho Người Bệnh Thận

Thận đóng vai trò quan trọng giúp thanh lọc cơ thể. Chính vì vậy, khi chức năng thận bị suy giảm đồng nghĩa với việc cơ thể phải đối mặt với nguy cơ nhiễm độc. Để ngăn cản hay giảm tác động của bệnh, bệnh nhân thận cần có quá trình điều trị bệnh thật hiệu quả. Bệnh nhân thận không thể bỏ qua Nepro – Sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh thận.
Sữa Dành Cho Người Bệnh Thận - Công Thức Sữa Chuyên Biệt
01/01/2020

Sữa Dành Cho Người Bệnh Thận - Công Thức Sữa Chuyên Biệt

Nhiều người nhầm tưởng rằng, bệnh nhân thận không nên uống sữa, đặc biệt là người mắc sỏi thận. Bởi sữa chứa nhiều canxi, là yếu tố nguy hiểm nhất hình thành sỏi thận. Nhưng thực chất, nếu chọn đúng loại sữa tốt cho bệnh nhân thận, sẽ giúp cải thiện tình hình bệnh đáng kể. Trong bài viết dưới đây sẽ đưa ra phương pháp lựa chọn loại sữa tốt cho người bệnh thận.
Chế Độ Dinh Dưỡng Đối Với Người Bệnh Thận Có Ure Máu Tăng
01/01/2020

Chế Độ Dinh Dưỡng Đối Với Người Bệnh Thận Có Ure Máu Tăng

Đối với những người bệnh thận có ure máu tăng, dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ làm chậm sự phát triển của bệnh và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân.
Vai Trò Của Thận Với Cơ Thể. Người Có Nguy Cơ Bị Bệnh Thận, Bệnh Thận Mãn Tính
12/12/2019

Vai Trò Của Thận Với Cơ Thể. Người Có Nguy Cơ Bị Bệnh Thận, Bệnh Thận Mãn Tính

Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển, vậy nên những ai trong diện có nguy cơ cao bị bệnh thận cần được thầy thuốc kiểm tra thường xuyên. Nhiều trường hợp nhờ chẩn đoán và điều trị sớm, sự tiến triển đến bệnh thận mạn tính chậm lại nhưng một số trường hợp chức năng thận vẫn diễn biến xấu và cuối cùng dẫn đến suy thận.

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

Tải ứng dụng ngay