Chế Độ Dinh Dưỡng Đối Với Người Bệnh Thận Có Ure Máu Tăng
Anh Nguyễn Văn Thành (Long Biên, Hà Nội) cho biết: “Bố tôi vừa phát hiện ra mình bị bệnh suy thận giai đoạn đầu. Chúng tôi phải tìm mọi cách để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và tăng cường sức khỏe cho bố bằng các biện pháp dinh dưỡng”.
Đó cũng là giải pháp trước mắt của rất nhiều gia đình khác có bệnh nhân suy thận chứ không riêng gì anh Thành. Vậy chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh suy thận chưa lọc máu là gì? Bệnh nhân cần làm gì để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và giúp mình sống vui, sống khỏe?
Theo Ths. Bác sĩ Doãn Thị Tường Vi – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, bệnh nhân suy thận cần tuân theo một chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với từng giai đoạn bệnh và từng thể trạng của mình để phòng ngừa và hạn chế các rối loạn chuyển hóa, biến chứng của tăng ure máu, của rối loạn điện giải (tăng kali, tăng phosphat trong máu). Bên cạnh đó dinh dưỡng hợp lý giúp bảo tồn chức năng thận, làm chậm bước tiến của quá trình suy thận và giảm ảnh hưởng thứ phát của bệnh thận.
Ngoài ra giúp duy trì các hoạt động sinh lý của cơ thể và tăng cường sức khỏe cho người bệnh, phòng ngừa suy dinh dưỡng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nội dung
Chỉ số ure máu có ý nghĩa gì?
Ure là một hợp chất tự nhiên trong cơ thể, hình thành từ quá trình chuyển hóa protein trong chế độ ăn hàng ngày. Protein ngoại sinh sau khi được tiêu hóa sẽ phân giải thành axit amin, rồi tiếp tục chuyển hóa thành NH3 (amoniac) và CO2. NH3 là chất độc, nhưng được gan chuyển hóa thành ure – một chất ít độc hơn.
Ure máu là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa đạm, được đào thải chủ yếu qua thận. Vì vậy, xét nghiệm ure máu giúp đánh giá chức năng lọc của thận. Chỉ số ure máu bình thường dao động từ 2.5 - 7.5 mmol/L. Khi vượt ngưỡng này, thận có thể đang hoạt động kém hiệu quả, lâu dài có nguy cơ dẫn đến suy thận.
Chỉ số ure máu có ý nghĩa gì?
Bên cạnh đó, xét nghiệm ure máu kết hợp với creatinin máu giúp đánh giá quá trình chuyển hóa protein của cơ thể. Nếu ure tăng nhưng creatinin không tăng, có thể bệnh nhân đang bị dị hóa protein mạnh. Nếu cả hai chỉ số đều tăng, điều này thường liên quan đến suy giảm chức năng thận. Ngoài ra, tỷ lệ giữa ure và creatinin còn hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân gây suy thận, giúp phân biệt suy thận do nguyên nhân trước thận hay do bệnh lý tại thận.
Nguyên nhân gây ra tăng ure máu
Tình trạng ure máu tăng cao có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Chế độ ăn giàu protein, tiêu thụ quá nhiều đạm hàng ngày.
- Giảm thể tích máu, ảnh hưởng đến quá trình lọc của thận.
- Bệnh tim mạch, như suy tim xung huyết hoặc nhồi máu cơ tim.
- Tổn thương thận, bao gồm tổn thương cầu thận, ống thận hoặc suy thận.
- Tắc nghẽn đường tiết niệu, vô niệu (không có nước tiểu).
- Gây rối loạn chuyển hóa.
- Tăng dị hóa protein, do sốt cao, bỏng nặng,...
- Nhiễm trùng nặng hoặc xuất huyết tiêu hóa, làm rối loạn chức năng chuyển hóa ure.
- Khối u trong hệ tiết niệu và sinh dục, như u bàng quang, u tử cung, ung thư tuyến tiền liệt.
- Lạm dụng thuốc, bao gồm thuốc trầm cảm, thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc cản quang.
Việc xác định nguyên nhân chính xác giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp, kiểm soát tình trạng ure máu tăng hiệu quả.
Biến chứng ở người có ure máu tăng
Tình trạng ure máu tăng cao có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, cụ thể:
Ảnh hưởng đến tim mạch
Khi nồng độ ure trong máu tăng cao, huyết áp có xu hướng tăng, khiến tim phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến tình trạng tim đập nhanh và yếu. Trong những trường hợp bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, sự rối loạn này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa cũng chịu ảnh hưởng đáng kể khi ure máu tăng cao. Người bệnh có thể cảm thấy đầy bụng, ăn không ngon, buồn nôn và nôn, thậm chí xuất hiện tình trạng tiêu chảy kéo dài. Nếu nồng độ ure trong máu vượt quá mức kiểm soát, có thể dẫn đến viêm loét niêm mạc miệng, họng và xuất huyết tiêu hóa, khiến cơ thể suy nhược nhanh chóng.
Tình trạng ure máu tăng cao có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe
Ảnh hưởng đến hô hấp
Hệ hô hấp cũng bị tác động khi ure máu tăng cao, gây rối loạn nhịp thở và hơi thở có mùi amoniac đặc trưng. Khi tình trạng này tiến triển nặng hơn, người bệnh rất dễ gặp phải hiện tượng thở chậm bất thường, dẫn đến nguy cơ hôn mê sâu, đe dọa tính mạng.
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Với hệ thần kinh, tăng ure máu có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, lơ mơ, thậm chí khiến người bệnh rơi vào trạng thái kích động, nói mê hoặc vật vã. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn, gây co giật, hôn mê và giảm phản ứng với các kích thích ánh sáng.
Các ảnh hưởng khác
Ngoài ra, tình trạng ure máu cao còn làm suy giảm sức khỏe tổng thể, dẫn đến thiếu máu và giảm thân nhiệt. Người bệnh thường có biểu hiện da nhợt nhạt, dễ bầm tím mà không rõ nguyên nhân, cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân còn gặp khó khăn khi tiểu tiện, nước tiểu có lẫn máu, sưng phù chân, tay, mặt hoặc toàn thân. Nếu ure máu tiếp tục tăng mà không được kiểm soát, nguy cơ lú lẫn, co giật hoặc đột quỵ là rất cao. Vì vậy, theo dõi và điều trị kịp thời là điều cần thiết để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của tình trạng này.
Chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh thận có ure máu tăng
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp kiểm soát chỉ số ure máu, giảm gánh nặng cho thận và cải thiện sức khỏe người bệnh. Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng khoa học, lựa chọn thực phẩm phù hợp và tránh các loại thực phẩm có thể làm tăng ure máu.
Yêu cầu dinh dưỡng
- Ít Protein: Tùy theo giai đoạn suy thận mà cần số lượng đạm có thể từ 0,6-0,8-1g/kg trọng lượng lý tưởng/ngày. Dùng protein có giá trị sinh học cao, hạn chế thức ăn nhiều phosphat.
- Giàu năng lượng: 30-35kcal/kg/ngày.
- Đủ vitamin, yếu tố vi lượng, chống thiếu máu.
- Đảm bảo đủ nước, ít muối, giàu calci, ít phosphate
Những thực phẩm nên chọn
- Chất bột đường: Nên chọn ngũ cốc có hàm lượng đạm thấp như, miến, bột sắn dây, khoai lang, khoai sọ, ,…Nên ăn gạo, mì tối đa 200g/ngày tùy độ suy thận. Suy thận càng nặng thì lượng gạo mì càng ít hơn.
- Chất đạm (protein): nên ăn thực phẩm có đạm giá trị sinh học cao (thịt, cá, trứng) và các loại sữa chuyên biệt dành cho người suy thận
- Chất béo: chọn dầu thực vật (dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu) hoặc mỡ cá
- Gia vị: chọn thực phẩm ít muối
- Ăn nhạt khi có phù và tăng huyết áp. Lượng muối thay đổi tùy theo tình trạng bệnh.
- Lượng nước = lượng nước tiểu ngày hôm trước + 500-1000ml
- Nên ăn thực phẩm có đạm giá trị sinh học cao (thịt, cá, trứng) và sữa chuyên biệt cho người bệnh thận có ure máu tăng
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp kiểm soát chỉ số ure máu
Những thực phẩm cần tránh
- Hạn chế thực phẩm giàu kali (có nhiều trong rau xanh, hoa quả tươi) khi có kali máu tăng.
- Thực phẩm nhiều Kali như nho khô, chuối khô, thanh long, bơ,…; rau là xanh đậm (rau ngót, rau đay, rau dền, rau muống,…), nấm mèo, các loại đậu.
- Thực phẩm giàu đường như bánh mì trắng, khoai tây, bánh kẹo ngọt,…
- Thực phẩm có nhiều photpho như tôm khô, lá lốt, lòng đỏ trứng, thịt bò,…
- Thực phẩm có nhiều muối như mắm, cá khô, tôm khô, mì ăn liền,…
Bữa ăn phụ, người bệnh có thể sử dụng trái cây, chè, hoặc sử dụng các loại sữa dành riêng cho bệnh nhân suy thận để vừa phòng chống loãng xương, vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà không ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của thận.
Đặc biệt với sản phẩm sản phẩm dinh dưỡng giảm protein Nepro 1 – là sản phẩm dinh dưỡng được thiết kế dành riêng cho người bệnh thận có ure máu tăng. Nepro 1 cung cấp năng lượng cao, một ly 100ml cung cấp 100kcal nhưng rất ít natri, kali, ít phospho, góp phần kiểm soát tốt điện giải, huyết áp cho người bệnh.
Sản phẩm dinh dưỡng giảm protein Nepro 1 là sản phẩm của VitaDairy – Thương hiệu sữa 12 năm được tin dùng. Sản phẩm cung cấp các axit amin, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho người cần chế độ ăn giảm protein, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và góp phần vào chế độ ăn uống cân bằng.
Nguồn tài liệu tham khảo:
- https://en.wikipedia.org/wiki/Uremia
- https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21509-uremia
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK441859/
- https://www.niddk.nih.gov/health-information/kidney-disease/chronic-kidney-disease-ckd/eating-nutrition/nutrition-advanced-chronic-kidney-disease-adults
- https://www.kidney.org/sites/default/files/your_guide_to_create_a_balanced_kidney-friendly_meal.pdf
- Tsai HM. Atypical Hemolytic Uremic Syndrome: Beyond Hemolysis and Uremia. Am J Med. 2019 Feb;132(2):161-167. [PubMed]
- Wang AY, Kalantar-Zadeh K, Fouque D, Wee PT, Kovesdy CP, Price SR, Kopple JD. Precision Medicine for Nutritional Management in End-Stage Kidney Disease and Transition to Dialysis. Semin Nephrol. 2018 Jul;38(4):383-396. [PubMed]
- Mair RD, Sirich TL, Meyer TW. Uremic Toxin Clearance and Cardiovascular Toxicities. Toxins (Basel). 2018 Jun 02;10(6) [PMC free article] [PubMed]