04/03/2020
Share

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 4/5 (75 bình chọn)
Niềm vui vỡ oà khi mẹ hay tin mình đang mang trong mình một thiên thần bé nhỏ, từ nay mẹ sẽ bắt đầu cho hành trình đầy tự hào và hạnh phúc. Với cảm giác vừa vui mừng, vừa lo lắng khi lần đầu làm mẹ,hãy cùng tham khảo những kiến thức hữu ích sau đây để sẵn sàng và an tâm hơn cho một thai kỳ khoẻ mạnh nhé!
Dân gian thường gọi quãng thời gian mang thai của mẹ bầu là “mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày”. Sản khoa hiện đại chia thai kỳ của mẹ bầu thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 3 tháng, tương ứng với các “tam cá nguyệt”. Còn theo lịch khám thai, thời kỳ mang thai sẽ được tính theo tuần thai – thông thường có 40 tuần thai kỳ kể từ ngày thấy kinh lần cuối cùng hay khoảng 264 ngày kể từ ngày thụ thai.

Cách tính ngày dự sinh cho bé yêu

Nếu mẹ có một chu kỳ kinh đều đặn thì việc tính ngày dự sinh rất đơn giản. Chỉ cần lấy ngày kinh đầu tiên của lần thấy kinh cuối cùng trước khi mang thai trừ đi 3 tháng và cộng 7 ngày. Ví dụ lần thấy kinh cuối cùng là ngày 10-4-2017 bạn lấy 4 trừ 3 rồi cộng thêm 7 ngày. Như vậy ngày 17-1-2018 sẽ là ngày dự sinh của bạn. Tuy nhiên, khi đi siêu âm trong 12 tuần đầu tiên, bác sĩ sản khoa sẽ có chẩn đoán tương đối chính xác ngày dự sinh dựa trên sự phát triển của thai và tim thai.
Ngày dự sinh chỉ là một ước tính về thời điểm mà em bé sẽ chào đời

Lịch siêu âm mẹ không nên bỏ qua

Các mẹ mang thai lần đầu tiên chắc chắn sẽ rất mong chờ nhìn thấy hình ảnh siêu âm sớm của con yêu. Khi có dấu hiệu trễ kinh 1 tuần, dù bé yêu chỉ lúc đó chỉ là một đốm nhỏ trên hình ảnh siêu âm, nhưng mẹ cũng nên đến bệnh viện để khám ngay, bởi việc thăm khám thai sớm có thể loại trừ khả năng nguy hiểm trong một số trường hợp như thai nằm ngoài tử cung hoặc các trường hợp xấu khác. Sau đó, theo các bác sĩ sản khoa, trong suốt quá trình thai nghén có 3 thời điểm bắt buộc mẹ bầu phải đi siêu âm thai.
Từ tuần 12 – 14 của thai kỳ: Đây là thời điểm bác sĩ siêu âm có thể xác định tuổi thai một cách chính xác nhất. Và điều quan trọng hơn của việc siêu âm thai trong thời kỳ này là bác sĩ có thể đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (những bất thường này có thể là nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…).
Từ tuần 21 – 24 của thai kỳ: Đây là thời điểm phù hợp để khảo sát hình thái học thai nhi, bác sĩ có thể phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng. Thời gian này đặc biệt quan trọng, vì trong trường hợp xấu, những đình chỉ thai nghén chỉ có thể được thực hiện trước tuần thứ 28.
Từ tuần 30 – 32 của thai kỳ: Những bất thường xuất hiện muộn như bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc não và môi trường ối sẽ được bác sĩ siêu âm phát hiện ở thời điểm siêu âm này. 
Siêu âm thai sẽ giúp theo dõi quá trình phát triển của thai nhi

Sẵn sàng đối mặt với tình trạng nghén

Đây là tình trạng mà phần lớn phụ nữ mang thai sẽ gặp phải. Tin vui là đa số các biểu hiện của nghén sẽ kết thúc sau tam cá nguyệt thứ nhất nên mẹ đừng lo lắng nhé! Nếu nôn nghén nhiều, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp để giảm thiểu như: chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không để bụng quá đói, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và tập các bài tập vận động nhẹ để tăng cường sức khoẻ.

Từ bỏ ngay những thói quen dinh dưỡng không tốt

Có thể những cuộc vui thời “son rỗi” không thể thiếu những chất kích thích như bia, rượu…nhưng khi mang thai là lúc mẹ nên ngưng những thói quen đó rồi vì nó hoàn toàn không tốt cho bé yêu. Ngoài ra, mẹ bầu cũng được khuyến cáo là không nên ăn các thực phẩm tái sống, thực phẩm dọa sảy thai như rau răm, mướp đắng, đu đủ xanh… thực phẩm chứa nhiều phụ gia cùng các chất đường béo, các loại cá chứa nhiều thủy ngân, sữa tươi, phô mai chưa tiệt trùng vì chúng có chứa vi khuẩn Listeria không tốt cho bào thai.
Uống nhiều rượu bia không tốt cho mẹ mang thai
 

Bảo vệ sức khoẻ của mẹ

Khi mang thai, mẹ không thể dùng thuốc tuỳ ý, nên mẹ cần bảo vệ sức khoẻ của mình để tránh xa các bệnh lý thường gặp. Nếu bị cảm, hãy dùng các liệu pháp tự nhiên, nhẹ nhàng như rửa mũi họng bằng nước muối sinh lý, uống nước ấm, tắm nước ấm và xông nhẹ bằng tinh dầu... Hoặc cũng có thể ăn uống nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi. Đặc biệt không được uống thuốc mà không có chỉ định từ bác sĩ bởi nhiều loại thuốc là chống chỉ định cho phụ nữ mang thai vì những nguy cơ cho sức khoẻ của mẹ và bé trong thai kỳ.

Bổ sung vitamin đúng cách

Thị trường vitamin và các chế phẩm bổ sung trong giai đoạn mang thai cũng rất  đa dạng nên nhiều mẹ băn khoăn không biết dùng loại nào tốt và liều lượng ra sao. Không phải cứ dùng nhiều vitamin là con sẽ thông minh đâu mẹ ơi! Một số loại dùng quá liều có thể gây nguy hiểm. Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng vitamin hoặc thực phẩm chức năng bổ sung.
Vitamin cần thiết trong giai đoạn mang bầu nhưng mẹ cần lưu ý khi sử dụng

Theo dõi quá trình tăng cân

Việc tăng cân phù hợp trong thai kỳ được khuyến cáo theo từng giai đoạn và từng thể trạng của mẹ trươc skhi mang thai. Nếu chỉ sô BMI (chỉ số khối cơ thể - được tính theo chiều cao và cân nặng) của mẹ trước khi mang thai là từ 20-26 thì mẹ nên tăng khoảng 11-16kg trong thai kỳ; BMI từ 30 trở lên thì chỉ nên tăng khoảng 6-7kg. Nếu mẹ quá gầy BMI dưới 19 thì nên tăng từ 13-18kg.
 
VitaDairy là đơn vị đã có hơn 15 năm nghiên cứu và thành công trong việc bổ sung kháng thể IgG từ sữa non ColosIgG 24h nhập khẩu từ Mỹ vào sản phẩm dinh dưỡng, đặc biệt là sản phẩm dành riêng cho mẹ bầu. 
Với các dòng sản phẩm ColosBaby gold For Mum,  Oggi Mum, Vitamama, sản phẩm của VitaDairy là lựa chọn bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu trong thai kỳ, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón & hấp thu tốt chất dinh dưỡng, mang lại sự phát triển toàn diện cho bé yêu ngay từ lúc trong bụng mẹ.

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 4/5 (75 bình chọn)

Chủ đề liên quan

Bài viết liên quan

Hiểu về giai đoạn nghìn ngày đầu đời qua 5 tiêu chí dinh dưỡng trọn vẹn cho trẻ
26/03/2023
Hiểu về giai đoạn nghìn ngày đầu đời qua 5 tiêu chí dinh dưỡng trọn vẹn cho trẻ
Khi rời bụng mẹ, trẻ bắt đầu phải đối mặt với nhiều tác nhân gây hại từ môi trường. Đó là lý do giai đoạn nghìn ngày đầu đời càng trở nên quan trọng với sự phát triển của trẻ.
Lời khuyên của chuyên gia giúp mẹ bầu có hệ miễn dịch khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện
26/03/2023
Lời khuyên của chuyên gia giúp mẹ bầu có hệ miễn dịch khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện
Mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để con sinh ra và lớn lên khỏe mạnh nhất.
Bí quyết để con nhận được đủ nguồn dưỡng chất ngay từ trong bụng mẹ
26/03/2023
Bí quyết để con nhận được đủ nguồn dưỡng chất ngay từ trong bụng mẹ
Rất nhiều mẹ bầu từng khổ sở vì quan niệm "ăn cho 2 người", "phải ăn nhiều thì con sinh ra mới đủ cân, mới đủ chất được". Tuy nhiên, đây đều là những khái niệm xưa cũ và thời nay thì các "mẹ bầu Gen Z" đã thông thái hơn rất nhiều rồi!
Tăng cường miễn dịch 9 tháng 10 ngày: Bí quyết vàng để mẹ bầu tạm biệt nỗi lo mắc bệnh, thai nhi ra đời khỏe mạnh
26/03/2023
Tăng cường miễn dịch 9 tháng 10 ngày: Bí quyết vàng để mẹ bầu tạm biệt nỗi lo mắc bệnh, thai nhi ra đời khỏe mạnh
Kể cả ở người khỏe mạnh, ai cũng có lúc ốm, thấy nhức đầu, đau bụng, cảm sốt... Nhưng ở phụ nữ mang thai, việc ốm đau và nhiễm khuẩn không dừng lại ở việc gây khó chịu cho cơ thể người mẹ, mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Thoát khỏi nỗi lo tiểu đường: "Mình đã thử và nhận được kết quả khá mỹ mãn"
24/03/2023
Thoát khỏi nỗi lo tiểu đường: "Mình đã thử và nhận được kết quả khá mỹ mãn"
Cứ tới tuần 24 - 26 của thai kỳ là chắc chắn nhiều bà mẹ cũng sẽ giống mình, lo sợ gặp phải vấn đề tiểu đường thai kỳ. Thật may là mình đã tìm ra được bí quyết trấn áp nỗi lo này rồi đây!

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới