24/03/2023
Share

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 5/5 (2993 bình chọn)
Hệ miễn dịch của trẻ em chưa phát triển hoàn thiện như người lớn khiến trẻ thường xuyên bị ốm. Do đó, làm thế nào để tăng cường miễn dịch cho trẻ, để con khỏe mạnh, phát triển toàn diện nhất luôn là điều được các phụ huynh ưu tiên.

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng bộ môn Nhi Đại Học Y Hà Nội, đã đưa ra lời khuyên hữu ích trong việc làm sao để tăng cường miễn dịch một cách bền vững cho trẻ.

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng bộ môn Nhi Đại Học Y Hà Nội

Có thực tế ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mới bắt đầu đi học mẫu giáo thường hay bệnh và nguyên nhân chính được cho là miễn dịch kém, bác sĩ có thể lý giải rõ hơn vì sao giai đoạn này trẻ lại dễ nhiễm bệnh?

Trong y khoa có 1 khái niệm rất hay là trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ mà ở mỗi giai đoạn, có sự phát triển hoàn toàn khác nhau, khả năng đề kháng ở mỗi giai đoạn cũng khác. Trong giai đoạn 9 tháng trong bụng mẹ, bé sẽ được bảo vệ hoàn toàn từ miễn dịch của mẹ. Toàn bộ quá trình mang thai, nếu người mẹ khỏe mạnh, đề kháng tốt, dinh dưỡng tốt, không mắc bệnh tật thì về cơ bản đứa trẻ sẽ không bị nhiễm các nguồn bệnh và có khả năng phát triển dinh dưỡng tốt và miễn dịch tốt.

Khi ra đời, miễn dịch của mẹ cũng được truyền sang con qua nhau thai để trẻ tiếp tục được bảo vệ trong 6 tháng đầu. Đến 36 tháng tuổi kháng thể của trẻ sẽ tự sinh và dần hoàn thiện như người lớn. Giai đoạn từ 6 - 36 tháng, chúng ta hay thấy con mình hay ốm đau, hắt hơi, sổ mũi, viêm tai, tiêu chảy… vì bé đang ở trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch.

Giai đoạn khoảng trống miễn dịch nên hiểu như thế nào cho đúng, thưa bác sĩ?

- Khoảng trống miễn dịch là giai đoạn bé từ 6 tháng đến dưới 36 tháng tuổi. Khi trẻ được sinh ra, miễn dịch chưa hề có mà phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ. Người mẹ truyền kháng thể cho con qua nhau thai nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng kháng thể của mẹ. Nếu trẻ sinh đủ ngày đủ tháng, thì nhận được đủ kháng thể từ mẹ và lượng kháng thể này đủ để bảo vệ bé trong 6 tháng đầu. Trong khi kháng thể của trẻ tự sinh phải từ 36 tháng tuổi trở lên.  Đến 4,5 tuổi, lượng kháng thể của trẻ tương đối chấp nhận được, khoảng 80-90%. Nên đó là một trong những lý do vì sao mốc đi học độc lập cho trẻ là từ 6 tuổi, thời điểm cơ thể của trẻ đã có thể tự đối phó với môi trường xung quanh.

Vậy, bác sĩ có thể chia sẻ chúng ta phải làm gì để cơ thể của trẻ được tăng cường miễn dịch trong giai đoạn này?

Một trong những giải pháp hữu hiệu, an toàn có thể giúp bù đắp miễn dịch trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch cho trẻ chính là dinh dưỡng. Ngoài dinh dưỡng hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con, bố mẹ cần bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của con những axit amin, vi chất… mà hệ miễn dịch cần, đặc biệt là kháng thể IgG.

IgG là kháng thể nhiều nhất trong hệ miễn dịch, chiếm 75% tổng lượng kháng thể trong huyết thanh. IgG tham gia vào quá trình miễn dịch bằng cách nhận diện và gắn kết vào virus, vi khuẩn, kích hoạt chuỗi phản ứng, dẫn đại thực bào đến tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Bổ sung đủ và đều các vi chất, axit amin cần thiết và kháng thể IgG mỗi ngày sẽ giúp bù đắp sự thiếu hụt trong khoảng trống miễn dịch, tạo đà cho con phát triển khỏe mạnh từ bên trong.

Nếu nói dinh dưỡng là quan trọng như vậy có đồng nghĩa với việc cứ cho con ăn nhiều món bổ dưỡng là tốt hay không thưa bác sĩ? Và phải làm sao để bố mẹ có thể tự xây dựng  một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp con vừa phát triển vừa tăng cường miễn dịch?

Mỗi trẻ có một thể trạng khác nhau, chưa kể, mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi sẽ có nhu cầu dinh dưỡng cần đáp ứng khác nhau. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung những món bổ dưỡng là tốt mà quan trọng là sự phù hợp, cân bằng vì nếu quá dư thừa chất, kể cả những chất tốt cũng sẽ phản tác dụng.

Không thể có một lộ trình về dinh dưỡng cho mọi trẻ em mà bố mẹ có thể theo nguyên tắc: không cần con phải quá mập mạp, chỉ cần trẻ phát triển chiều cao, cân nặng đều đặn theo biểu đồ tăng trưởng và được bổ sung các dưỡng chất cần thiết để tăng cường miễn dịch, giúp giảm tối đa các nguy cơ mắc bệnh.

Tăng cường miễn dịch qua dinh dưỡng là một quá trình lâu dài cần được thực hiện thường xuyên. Chẳng hạn, bổ sung kháng thể IgG cần bổ sung hàng ngày, vì hệ miễn dịch cần bổ sung, củng cố đều đặn. Trong dinh dưỡng hàng ngày cho con, bố mẹ có thể tăng những thành phần dinh dưỡng cần thiết cho hệ miễn dịch như: protein, kẽm, selen, vitamin C, kháng thể IgG, probiotic… để hệ miễn dịch của trẻ được củng cố.

Trong thời điểm nhiều loại dịch bệnh liên tiếp xuất hiện trong thời gian gần đây, theo bác sĩ, bố mẹ nên làm gì để bảo vệ con trước các yếu tố nguy cơ?

Như đã nói ở trên, việc tăng cường dinh dưỡng miễn dịch cho con là điều quan trọng để hệ miễn dịch của trẻ luôn hoạt động ở mức tốt nhất. Ngoài ra, cần chú ý tiêm vaccine cho trẻ đầy đủ và khuyến khích, hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh sạch sẽ, dạy trẻ thực hiện các quy tắc để hạn chế tối đa các tác nhân có thể lây nhiễm ở nơi công cộng.

Cảm ơn bác sĩ vì những chia sẻ hữu ích này!

Công ty Cổ phần sữa VitaDairy Việt Nam, số 37 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé Q.1, Tp. Hồ Chí Minh

* Trích nguồn từ Báo Afamily.vn

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 5/5 (2993 bình chọn)

Chủ đề liên quan

Bài viết liên quan

MIỄN DỊCH VÀ TRÍ NÃO: NHỮNG YẾU TỐ THEN CHỐT GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
19/09/2024
MIỄN DỊCH VÀ TRÍ NÃO: NHỮNG YẾU TỐ THEN CHỐT GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Để con phát triển toàn diện, miễn dịch và phát triển trí não cần được quan tâm cùng lúc, đặc biệt thông qua dinh dưỡng
1000 ngày đầu đời: Giai đoạn vàng giúp bé xây dựng hệ miễn dịch
19/09/2024
1000 ngày đầu đời: Giai đoạn vàng giúp bé xây dựng hệ miễn dịch
Vì sao 1000 ngày đầu đời lại quan trọng trong hành trình xây miễn dịch khỏe cho bé? Mẹ có thể củng cố miễn dịch cho bé trong giai đoạn này bằng cách nào? Hãy tìm hiểu mẹ nhé!
Kháng thể IgG và những điều bác sĩ Nhi khoa căn dặn mẹ
26/03/2023
Kháng thể IgG và những điều bác sĩ Nhi khoa căn dặn mẹ
Sữa non của bò gần như là loại thực phẩm duy nhất cung cấp nguồn kháng thể IgG tự nhiên từ bên ngoài mà chúng ta có thể đưa vào trong thực phẩm cho con miễn dịch khỏe.
Sự đối lập "một trời một vực" giữa ông bô và bà bô khi chăm con
26/03/2023
Sự đối lập "một trời một vực" giữa ông bô và bà bô khi chăm con
Giữa bố và mẹ luôn có sự khác biệt trong chăm sóc, nuôi dạy con cái, nhất là với trẻ nhỏ. Cũng vì thế mà xảy ra không ít tình huống hài hước cho đến "khó đỡ" khi so sánh những khoảnh khắc bên con của cả hai người.
Đừng ngại trả lời mỗi câu hỏi của trẻ bởi đó có thể là bàn đạp giúp trẻ khám phá thế giới ngoài kia
26/03/2023
Đừng ngại trả lời mỗi câu hỏi của trẻ bởi đó có thể là bàn đạp giúp trẻ khám phá thế giới ngoài kia
Bộ não của trẻ ngay từ khi mới sinh ra đã bắt đầu tiếp thu nhiều kiến thức mới và trong khoảng 2 tuổi là thời gian trẻ học hỏi, khám phá được mọi thứ rõ ràng hơn. Nếu bạn còn đang phân vân tìm cách giúp con phát triển trí não toàn diện nhất thì đừng bỏ qua những thông tin bổ ích trong bài viết này nhé!

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

Tải ứng dụng ngay