07/07/2021
Share

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 5/5 (8039 bình chọn)
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đường ruột đang rất nhạy cảm nếu mẹ bổ sung sai thực phẩm tình hình sẽ nghiêm trọng hơn. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là thuật ngữ y khoa chung để chỉ những bất thường về chức năng ở hệ tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân sống, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, nôn, buồn nôn,... Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển toàn diện của trẻ sau này, do cơ thể của trẻ luôn cần nguồn dinh dưỡng cân đối, phù hợp với từng giai đoạn phát triển, lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt đáng kể. Hậu quả là khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và trí não, suy giảm hệ miễn dịch. Về sau, trẻ dễ tái phát rối loạn tiêu hóa khi có các tác nhân từ môi trường tấn công vào bộ máy tiêu hóa.

Vì thế, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ nhanh phục hồi sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh mau khỏi. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Dưới đây là những gợi ý ăn uống cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa 

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị rối loạn tiêu hóa

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ, cần tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ như bình thường trong những ngày bé bị rối loạn tiêu hoá. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng đầy đủ, an toàn và phù hợp nhất đối với trẻ nhỏ. Kháng thể trong sữa mẹ còn giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện, đồng thời bảo vệ hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. 

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên tăng số cữ bú trong ngày cho trẻ. Thông thường, cứ 3 tiếng mẹ cho trẻ bú 1 lần thì khi bị rối loạn tiêu hóa mẹ có thể rút ngắn xuống còn 2 tiếng/lần. Tuy nhiên, mẹ không nên cho trẻ bú quá no trong một cữ bú. Bởi điều này có thể gây quá tải cho hệ tiêu hóa, khiến trẻ dễ bị nôn trớ.

Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi

Đối với trẻ từ 6 -12 tháng bị rối loạn tiêu hóa thì sữa mẹ vẫn là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ là nguồn dưỡng chất quan trọng, vừa giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước khi trẻ bị tiêu chảy, vừa làm mềm phân cho trẻ bị táo bón. Sữa mẹ còn cung cấp lượng dưỡng chất dồi dào và kháng thể giúp cơ thể trẻ chống lại các vi khuẩn gây hại.

Khi đủ 6 tháng tuổi trẻ đã bắt đầu được ăn dặm, vì thế mẹ cần đặc biệt chú ý trong chế độ ăn dặm của trẻ ở giai đoạn đường ruột của con đang rất nhạy cảm. Mẹ nên chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như gạo, rau xanh, chuối, sữa chua, ngũ cốc, thịt gà,.. Thức ăn cần nấu chín mềm, xay nhuyễn và loãng hơn so với thông thường.

Đối với những trẻ bị táo bón mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, tích cực bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây. Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu tinh bột và chất béo làm thức ăn dặm cho trẻ.

Đối với những trẻ bị tiêu chảy, mẹ cần tích cực bù nước cho trẻ bằng dung dịch oresol theo chỉ dẫn của bác sĩ, có thể sử dụng nước trái cây pha loãng và hạn chế thức ăn chứa nhiều chất xơ. Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ ăn từng chút một và chia thành nhiều bữa ăn dặm trong ngày.

Đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa trên 1 tuổi

Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bên cạnh đó, mẹ cũng bổ sung các loại cháo giàu dinh dưỡng cho bé. Tăng cường cho trẻ ăn trái cây như chuối, đu đủ, táo, hồng xiêm chín. Đây là các loại quả rất tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Ngoài ra, cần hạn chế các loại thực phẩm khó tiêu trong chế độ ăn của trẻ.

Bên cạnh đó, người lớn cũng cần chú ý chế độ ăn của trẻ:

  • Không nên cho trẻ ăn các loại đồ ăn nhanh, khó tiêu như: xúc xích, thịt hộp,…
  • Trường hợp trẻ bị táo bón, bổ sung nhiều nước cho trẻ, bổ sung nhiều rau xanh và quả chín.
  • Đối với trẻ bị tiêu chảy, tránh các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ…) khó tiêu hóa.
  • Trường hợp, trẻ bị nôn trớ, không nên ép trẻ ăn. Thay vào đó có thể cho trẻ ăn thành nhiều bữa.

Một số thực phẩm nên cho trẻ ăn khi bị rối loạn tiêu hóa

Chuối

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chuối được xem là loại trái cây thân thiện với dạ dày. Chuối cũng là nhân tố đầu tiên trong chế độ ăn BRAT (Banana (chuối) - Rice (Gạo) - Apple (táo) - Toast (bánh mì nướng)) - là một chế độ ăn lành mạnh khi bị rối loạn tiêu hóa không chỉ với người lớn mà cả trẻ em cũng phù hợp. Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Diệu Thúy sở dĩ chuối có thể hỗ trợ các chức năng dạ dày là vì trong chuối chứa hàm lượng pectin giúp quá trình tiêu hóa và đại tiện ở trẻ trở nên thuận lợi hơn.

trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

Chuối - câu trả lời cho vấn đề trẻ em bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Bên cạnh đó, trong chuối rất giàu kali cung cấp nguồn chất điện giải cho cơ thể trẻ khi trẻ bị mất nước do nôn mửa hay tiêu chảy. Ngoài ra, trong chuối còn chứa đến 11 loại khoáng chất, 6 loại vitamin giúp bổ sung năng lượng khi trẻ đang mệt mỏi. Khi trẻ em bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì thì chuối sẽ là lựa chọn tuyệt vời mà mẹ có thể bổ sung cho con yêu nhé.

Thức ăn từ gạo

trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

Gạo - thực phẩm có lợi khi rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nên ăn gì

Không phải tự nhiên mà các loại thức ăn từ gạo được xếp thứ 2 trong chế độ ăn BRAT cho những người bị rối loạn tiêu hóa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gạo là thực phẩm bổ dưỡng, dễ tiêu rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Vì thế, khi con yêu bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên cho trẻ ăn cơm trắng, cháo hạt, cháo xay tùy theo thể trạng của con mẹ nhé. Bên cạnh đó mẹ cũng có thể cho trẻ ăn các loại thức ăn từ khoai tây luộc, bánh mì,...để tốt cho đường ruột của con yêu nhé mẹ.

Sốt táo

Là nhân tố đứng hàng thứ 3 trong chế độ ăn BRAT, sốt táo sẽ là gợi ý tuyệt vời khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì mẹ nhé. Theo các chuyên gia, cũng giống chuối, trong táo cũng chứa hàm lượng lớn pectic giúp giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ hiệu quả. Bên cạnh đó, trong táo còn chứa hàm lượng lớn chất xơ rất tốt cho việc cải thiện rối loạn tình trạng rối loạn tiêu hóa và táo bón.

Khi sử dụng táo cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, mẹ nên chế biến thành sốt táo thay vì cho con sử dụng ngay táo tươi mẹ nhé. Vì theo các chuyên gia dinh dưỡng, táo đã nấu chín sẽ dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều calo cho cơ thể hơn.

Bánh mì nướng

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ không thể bỏ qua bánh mì - là 1 trong 4 loại thực phẩm trong chế độ ăn BRAT dành cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Cũng giống với 3 loại thực phẩm còn lại, bánh mì nhất là bánh mì nướng hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở trẻ rất tốt. Khi nướng bánh mì mẹ cũng có thể thêm chút bơ để tạo mùi thơm dễ kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ hơn. Tuy nhiên, do đường ruột trẻ đang trong thời gian nhạy cảm nên mẹ cần chú ý khi nướng bánh mì với bơ nhé vì có thể gây nên tình trạng không yên bụng ở con mẹ nhé.

Rau xanh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ không hòa tan tuyệt vời cho cơ thể trẻ. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, chất xơ có trong rau xanh sẽ bổ sung khối lượng nước vào phân của trẻ, tăng tốc độ di chuyển qua đường tiêu hóa của trẻ, giảm nhanh các triệu chứng như táo bón hoặc tiêu chảy.

trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn gì

Rau xanh - lựa chọn tuyệt vời khi trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

Rau xanh cũng là nguồn cung cấp magie dồi dào tác động đến các cơn co thắt cơ trong đường tiêu hóa, giúp giảm tình trạng táo bón ở trẻ. Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu trong các loại rau lá xanh có một loại đường giúp cung cấp vi khuẩn tốt cho đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, đồng thời ngăn chặn các vi khuẩn xấu có thể gây bệnh. Ngoài ra, trong rau xanh có chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Vì thế, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ có thể tăng khẩu phần rau bông cải xanh, rau bia,...trong thực đơn hằng ngày giúp trẻ bổ sung dưỡng chất cần thiết và hỗ trợ hệ tiêu hóa con yêu khỏe mạnh hơn.

Thịt gà

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thịt gà có hàm lượng chất béo bão hòa thấp hơn các loại thịt đỏ khác. Khi mẹ chế biến đúng cách theo chỉ dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng, thịt gà sẽ trở thành loại thực phẩm dễ tiêu hóa nhất và mang lại nguồn dinh dưỡng rất cao con yêu đó. Bên cạnh đó, các enzym có trong thịt gà cũng có thể làm dịu các cơn khó chịu trong dạ dày của trẻ đó mẹ ạ. Vì thế, mẹ hãy bổ sung thịt gà vào thực đơn của trẻ với số lượng và cách chế biến phù hợp khi con yêu bị rối loạn tiêu hóa nhé.

Sữa chua

Đây là thực phẩm quen thuộc mà mẹ nên cho trẻ ăn mỗi ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Trong sữa chua có chứa các lợi khuẩn lên men giúp cải thiện sự rối loạn đường ruột và hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn. Vì thế, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ đừng ngần ngại mà hãy bổ sung sữa chua vào khẩu phần ăn hàng ngày của con yêu nhé. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở con yêu có phải do sữa (bất dung nạp lactose) không nhé. Nếu có hãy dừng ngay việc bổ sung sữa chua cho trẻ mẹ nhé vì có thể làm tình trạng rối loạn tiêu hóa ở con trở nên nghiêm trọng hơn.

Sản phẩm dinh dưỡng công thức

Các chuyên gia có lời khuyên đến mẹ “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa mẹ cần nuôi dưỡng và xây dựng hệ tiêu hóa ở trẻ khỏe mạnh. Có rất nhiều cách để mẹ giúp hệ đường ruột của trẻ luôn khỏe mạnh như bổ sung thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa, giữ gìn vệ sinh cho trẻ và tạo môi trường sống lành mạnh để con yêu phát triển. Đặc biệt mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất đến năm 2 tuổi mẹ nhé. Khi lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cho bé, mẹ cũng nên lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hoá, dễ hấp thu với các thành phần ưu việt được biết đến như Đạm whey thuỷ phân, MCT, HMO hay giàu chất xơ hoà tan FOS/Inulin. Các sản phẩm chứa các nhóm dưỡng chất hỗ trợ tiêu hoá tốt, hấp thu khỏe sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hoá của bé ngày một khỏe mạnh hơn. 

trẻ em bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

Như vậy, khi bị rối loạn tiêu hóa là lúc đường ruột của con yêu đang rất nhạy cảm, vì thế mẹ cần chú ý trong việc chọn thực phẩm dinh dưỡng cho con yêu. Với các loại thông tin đã cung cấp qua bài viết hy vọng sẽ phần nào giúp mẹ trong hành trình giúp hệ tiêu hóa con yêu luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ hãy đưa con đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm nhé!

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VITADAIRY VIỆT NAM

99 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Tel/Fax: (028) 39152 111

Hotline: 1900 633 559

Website: www.vitadairy.vn

Facebook: https://www.facebook.com/vitadairy.vn/

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 5/5 (8039 bình chọn)

Bài viết liên quan

Trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên làm gì?
03/10/2019
Trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên làm gì?
Nguyên nhân khiến trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa là do các chất có trong kháng sinh sẽ tiêu diệt hết các vi khuẩn, kể cả lợi khuẩn và hại khuẩn.

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới