05/03/2021
Share

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 4/5 (944 bình chọn)
Để có cách phòng tránh cũng như giải pháp kịp thời cho bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mẹ cần nắm rõ các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ qua bài viết sau

Vấn đề tiêu hóa ở trẻ rất được sự quan tâm của những bà mẹ. Trong đó, trẻ nhỏ thường gặp phải các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón,... thật sự là vấn đề đau đầu. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong 500 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thì chiếm tới 30% có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp do rối loạn tiêu hóa. Để giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng như có các giải pháp kịp thời khi trẻ gặp phải các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa, mẹ cần nắm được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa  của trẻ sau đây để có biện pháp phòng tránh phù hợp cho bé.

Vai trò của hệ tiêu hóa đối với việc phát triển thể chất của trẻ

Nếu như hệ hô hấp giúp trẻ hít thở, trao đổi khí; Hệ tim mạch giúp đẩy máu và vận chuyển vật chất đi khắp cơ thể, thì hệ tiêu hóa lại có vai trò tiếp nhận, tiêu hóa thức ăn, hấp thu dưỡng chất và thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể trẻ.

Hệ tiêu hóa là nơi hỗ trợ cơ thể trẻ “nạp năng lượng” và các chất dinh dưỡng mỗi ngày. Bộ máy tiêu hóa bao gồm ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa. Miệng, thực quản, dạ dày, đường ruột giúp tiếp nhận, vận chuyển và lưu trữ thức ăn vào cơ thể, bên cạnh đó các tuyến tiêu hóa sẽ tiết enzym làm nhiệm vụ phân cắt các đại phân tử có trong thức ăn như chất đường bột, chất béo, chất đạm thành các phân tư đơn giản để hấp thu vào cơ thể.

Qua quá trình tiếp thu và trao đổi chất tại hệ tiêu hóa sẽ tạo ra nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động, từ đó giúp trẻ lớn lên và bắt kịp đà tăng trưởng. Vậy nếu như hệ tiêu hóa xảy ra vấn đề, hay một bộ phận nào trong hệ tiêu hóa bị trục trặc thì toàn bộ hệ thống sẽ hoạt động kém hiệu quả. Lúc này đây trẻ sẽ không được cung cấp đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh về thể chất và trí tuệ.

Các nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Các loại vi rút, vi khuẩn, vi sinh vật có hại

Môi trường xung quanh chúng ta luôn luôn có sự tồn tại của hệ vi sinh vật, bao gồm cả vi sinh vật có lợi và có hại. Đối với một cơ thể khỏe mạnh, ngay từ những ngày đầu tiên sau sinh, đường ruột sẽ phát triển một hệ vi sinh bao gồm số lượng lớn các vi khuẩn khác nhau được gọi là hệ vi sinh đường ruột. Hệ vi sinh đường ruột ở trạng thái cân bằng bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Hệ thống lợi khuẩn đường ruột là một hàng rào bảo vệ ruột giúp tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh, và hỗ trợ hấp thu chất dinh dưỡng. Song song tồn tại là nhóm vi khuẩn có hại chiếm tỷ lệ khoảng 15% tổng số lượng vi sinh vật đường ruột. Đây là một trong các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, các bộ phận cấu thành chưa hoàn thiện, vi sinh vật có hại như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm,... có thể xâm nhập vào cơ thể từ đường hô hấp và ăn uống, tấn công hệ thống tiêu hóa gây ra các biểu hiện rối loạn như sốt, đau bụng, đi cầu phân lỏng,… 

Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ

Hệ tiêu hóa non yếu của trẻ dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa  như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm,... 

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Trong 6 tháng đầu đời, trẻ phát triển là nhờ vào nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ. Sữa mẹ phù hợp và an toàn đối với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, là nguồn cung cấp năng lượng với đầy đủ các nhóm chất thiết yếu cho trẻ phát triển khoẻ mạnh. Đặc biệt, sữa mẹ chứa các yếu tố miễn dịch, đặc biệt giàu kháng thể miễn dịch, giúp bảo vệ bé chống lại hiệu quả các yếu tố gây bệnh từ môi trường, nên bé được bú mẹ đầy đủ sẽ khoẻ mạnh hơn, ít bệnh hơn. Từ tháng thứ 7 trở đi, trẻ bắt đầu được bổ sung nguồn dinh dưỡng từ thức ăn, là giai đoạn hệ tiêu hóa của trẻ sẵn sàng đón nhận các loại dưỡng chất khác ngoài sữa mẹ. Trong giai đoạn này, nếu chế độ dinh dưỡng không hợp lý, trong khi hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa thật sự hoàn thiện, sẽ khiến các vấn đề tiêu hóa xảy ra thường xuyên hơn và nặng hơn. Trường hợp người mẹ cung cấp cho trẻ một chế độ ăn nghèo nàn, không đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất, cũng làm hệ tiêu hóa của trẻ trở nên yếu kém hơn. Chế độ ăn thiếu chất xơ và nước khiến trẻ thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón.

Thói quen ăn uống không khoa học

Đối với trẻ nhỏ, chưa ý thức được sự có lợi hay hại từ thức ăn, việc lựa chọn thực phẩm cũng như cách chế biến món ăn và thói quen ăn uống sẽ phụ thuộc vào người chăm sóc trẻ. Nếu trẻ không được hướng dẫn ăn uống đúng cách từ nhỏ, lúc trẻ lớn hơn khi đã được trao quyền quyết định lựa chọn món ăn, thói quen ăn uống không tốt sẽ , ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. 

  • Trẻ thường đòi mẹ những món yêu thích như: các loại thức ăn nhanh có nhiều dầu mỡ, kẹo bánh ngọt, xúc xích, thịt nguội, các loại sốt, tương ...gây khó tiêu, đầy bụng.

  • Trẻ  thích những đồ uống có ga, nước ngọt, thực phẩm chế biến sẵn. Những thức ăn này có dinh dưỡng không tốt với trẻ, cộng thêm được bảo quản không tốt, chứa chất phụ gia, dự trữ không đúng cách làm phát sinh vi khuẩn, sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy…

  • Trẻ thường có thói quen nuốt chửng thức ăn, ăn vội vàng, không nhai kỹ thức ăn, sau khi ăn không nghỉ ngơi mà hoạt động liền và liên tục… 

  • Trẻ hay quên hoặc không rửa tay trước khi ăn, điều này có thể khiến các vi khuẩn từ tay trẻ qua đường miệng vào hệ tiêu hóa gây hại. 

Những thói quen này đều có tác động không tốt cho hệ tiêu hóa, về lâu dài sẽ để lại những hậu quả nhất định: khó tiêu, dạ dày bị ảnh hưởng, trẻ hấp thu không tốt...

Hóa giải nỗi lo về hệ tiêu hóa ở trẻ

Các vấn đề tiêu hóa có liên quan mật thiết tới tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến cân nặng cũng như sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Vì thế, để bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ cũng như cải thiện khả năng tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng, chống lại các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa, mẹ nên thực hiện một số biện pháp sau đây. 

Bổ sung các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ

Để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, trẻ cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng sạch, dồi dào dưỡng chất từ các loại thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa. Cần sử dụng những thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm không có tính axit, giàu men vi sinh…

  • Thực phẩm giàu chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả, ngũ cốc, các sản  phẩm nguyên hạt. Chúng giúp giữ và lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa để tách lấy năng lượng và dinh dưỡng. Các loại rau, củ cải, bắp cải, cải xoăn, cà rốt, súp lơ… có tính kiềm, trung hòa axit dịch vị trong đường ruột. 

  • Thực phẩm giàu kẽm giúp tạo tế bào miễn dịch, giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng. Kẽm có nhiều trong sò, củ cải, đậu Hà Lan, lòng đỏ trứng, khoai lang, đậu phộng… 

  • Bên cạnh đó, cần cung cấp lượng nước vừa đủ cho cơ thể trẻ mỗi ngày nhằm giúp thức ăn loãng ra, dễ dàng di chuyển trong đường ruột, tốt hơn cho hệ tiêu hóa. 

thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ

Để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, trẻ cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng sạch, dồi dào dưỡng chất từ các loại thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa

Tập thói quen nhai kỹ cho trẻ

Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng, vì vậy việc nhai kỹ thức ăn rất quan trọng. Hoạt động nhai giúp nghiền thức ăn thành nhiều mảng nhỏ và hòa trộn chúng cùng với các enzyme có trong nước bọt. Điều này giúp trẻ cảm thấy ngon miệng và dễ tiêu hóa hơn đồng thời hỗ trợ tốt cho việc tiêu hóa. 

Chia nhiều bữa cho con

Mẹ không nên cho trẻ ăn quá no vì không tốt cho hệ tiêu hóa, tránh việc làm trẻ khó chịu. Nên chia thành nhiều bữa ăn phụ cho trẻ giúp giải tỏa áp lực cho hệ tiêu hóa của trẻ. Cho trẻ ăn ít thịt vào buổi tối giúp trẻ tiêu hóa hết thức ăn trước khi đi ngủ. 

Tránh các loại thực phẩm có hại

Mẹ nên tránh các loại thực phẩm có hại cho hệ tiêu hóa của trẻ sau: 

  • Không nên cho bé ăn nhiều món ăn chiên rán bởi nhiệt độ cao, chứa nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa, gây đầy bụng, khó tiêu.

  • Tránh các món cay, chứa chất kích thích, có thể làm tê liệt hoạt động tiết dịch và men tiêu hóa, khiến thức ăn lâu tiêu. 

  • Tránh cho trẻ ăn quá nhiều ngũ cốc, tinh bột vì sẽ gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa, tích tụ dạ dày, gây cảm giác khó chịu. 

  • Tránh các thức ăn chế biến sẵn vì có thể chứa quá nhiều muối, đường, và các chất bảo quản không tốt cho tiêu hóa của trẻ. 

Bổ sung sữa công thức tăng cường miễn dịch tốt cho hệ tiêu hóa

Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, mẹ cần tìm hiểu và bổ sung loại sữa giúp trẻ tiêu hóa tốt nhất. 

VitaDairy giới thiệu đến mẹ dòng sản phẩm dinh dưỡng Calokid Gold giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, trẻ có nhu cầu năng lượng cao. Calokid gold bổ sung các dưỡng chất giúp trẻ hấp thu, tiêu hóa tốt để phát triển khỏe mạnh. 

  • Tiêu hóa tốt, ngừa táo bón: Calokid Gold với thành phần dưỡng chất 2’FL-HMO và chất xơ hòa tan - FOS giúp tăng cường, ổn định hệ vi sinh đường ruột, cho hệ tiêu hóa ổn định và phòng ngừa táo bón. Đồng thời, bổ sung sữa non ColosIgG 24h giúp tăng cường miễn dịch tiêu hóa.

  • Hấp thu tốt với Đạm Whey Thủy phân - WHP và MCT - chất béo chuyển hóa nhanh, có giá trị sinh học cao, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng hiệu quả và hỗ trợ cho quá trình tăng cân bền vững

sữa công thức tăng cường miễn dịch tốt cho hệ tiêu hóa

  • Ngoài ra, Calokid Gold với 2 cách pha chuyên biệt dành riêng cho trẻ chậm tăng cân (5 muỗng với 170ml nước) và trẻ suy dinh dưỡng (6 muỗng với 160ml nước) giúp cung cấp dưỡng linh hoạt từ 1.0 - 1.2kcal/ml (tương đương 600kcal - 720kcal/ngày) giúp tăng cường dinh dưỡng hiệu quả để trẻ tăng cân khoa học ở từng giai đoạn phát triển. Kết hợp với phức hợp đạm có giá trị sinh học cao (Đạm Whey thủy phân, Whey cô đặc và Đạm sữa) giúp trẻ duy trì cân nặng ổn định và phát triển khỏe mạnh. 

  • Calokid còn bổ sung DHA, Choline cần thiết cho sự hoàn thiện và phát triển cấu trúc não bộ, thị giác giúp trẻ nhanh nhẹn và thông minh.

  • Canxi, Phospho, Vitamin D3 và đặc biệt bổ sung MK7 giúp tăng cường sự chắc khỏe của xương và kích thích sự phát triển chiều cao vượt trội.

Calokid gold còn có dạng hộp pha sẵn tiện lợi giúp mẹ chăm sóc con yêu tốt hơn. 

Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp trẻ hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường hệ miễn dịch, phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Bài viết giúp mẹ nắm rõ các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa và một vài gợi í để mẹ có thể chăm sóc hệ tiêu hóa con yêu tốt hơn ngay từ những năm đầu đời, phòng ngừa và xử lý hiệu quả những vấn đề tiêu hóa xảy ra với trẻ, bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh. Tạo dựng cho trẻ một hệ tiêu hóa khỏe mạnh chính là hành trang tốt cho trẻ phát triển tương lai. 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VITADAIRY VIỆT NAM

99 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Tel/Fax: (028) 39152 111

Hotline: 1900 633 559

Website: www.vitadairy.vn

Facebook: https://www.facebook.com/vitadairy.vn/

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 4/5 (944 bình chọn)

Chủ đề liên quan

Bài viết liên quan

Hệ Tiêu Hóa Là Gì? Đặc Điểm Cấu Tạo Hệ Tiêu Hóa Của Trẻ Em
02/03/2021
Hệ Tiêu Hóa Là Gì? Đặc Điểm Cấu Tạo Hệ Tiêu Hóa Của Trẻ Em
Mẹ cần hiểu rõ về sự khác biệt giữa hệ tiêu hóa của trẻ với người lớn nhằm có kế hoạch cùng như những sự lựa chọn dinh dưỡng cho con yêu có hệ tiêu hóa tốt nhất.
Mách mẹ 5 cách giúp hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh
03/10/2019
Mách mẹ 5 cách giúp hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh
Làm sao để bé có hệ tiêu hóa tốt? Mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây để có những bí quyết giúp mẹ chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới