Chuyên gia Kevin Marks - Nhà môi trường học quốc tế, người có nhiều năm nghiên cứu về hệ sinh thái, khí hậu và thổ nhưỡng tại nhiều quốc gia đã có những chia sẻ thông tin thú vị về vùng đất Tasmania – nơi có không khí sạch nhất thế giới.

Chuyên gia môi trường quốc tế Kevin Marks

Từng làm việc cho Tổ chức UNESCO và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới WWF, góp phần bảo tồn di sản thiên nhiên trên thế giới, ông đánh giá như thế nào về đảo Tasmania?
Tôi chắc chắn rằng những ai yêu thiên nhiên đều khó lòng bỏ qua Tasmania vì vùng đất này còn giữ được trọn vẹn điều kiện sống nguyên sơ. Những loài cây cổ đại cao nhất cuối cùng của trái đất được tìm thấy ở đây, những loài động vật hoang dã đã tồn tại hàng ngàn năm trên trái đất và sắp bị tuyệt chủng cũng chỉ còn có thể sinh sôi phát triển được ở đây. Như vậy có thể thấy được hệ sinh thái của Tasmania đặc biệt như thế nào. Có đến 42% diện tích đảo được UNESCO xếp hạng di sản thiên nhiên thế giới, với nhiều công viên quốc gia, rừng nguyên sinh, sông hồ, thung lũng…được bảo tồn nghiêm ngặt . Bầu khí quyển tại Tasmania vô cùng tinh khiết với chất lượng không khí được đánh giá là sạch nhất thế giới. 
Không khí sạch nhất thế giới được kiểm định dựa trên tiêu chí nào thưa ông?
Nếu bạn từng đến Tasmania, bạn sẽ bất ngờ khi không khí, và thậm chí là nước mưa trên hòn đảo được đóng chai và xuất khẩu ra thị trường quốc tế, được bộ Y Tế của Tasmania và nhiều quốc gia công nhận . Không khí sạch nhất thế giới của Tasmania được chứng minh bằng những số liệu được phân tích khoa học. Cụ thể, theo kết quả khảo sát chất lượng không khí (IQAir) tại Trạm ô nhiễm không khí Cape Grim được thực hiện bởi Cục Khí tượng Úc (BoM) và Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO), trong số 24 điểm tại Úc có chỉ số ô nhiễm (PM 2.5) thấp nhất thì có đến 23 điểm nằm ở Tasmania, cho thấy chất lượng không khí ở đây vô cùng tinh khiết . Còn theo kết quả cập nhật liên tục trên website của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Tasmania, hiện tại chỉ số PM 2.5 trung bình tại hòn đảo đang là 0.9 μg/m3, có nơi là 0 μg/m3 . Ở Bắc Kinh (Trung Quốc), chỉ số này lên tới 37.5 μg/m3 và Delhi (Ấn Độ) là 84.1 μg/m3 . 

Môi trường thiên nhiên trong lành tại vườn quốc gia Mount Field, Tasmania

Ông đánh giá như thế nào về các điều kiện môi trường khác như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước… trên đảo? 
Không phải ngẫu nhiên mà Tasmania được coi là trung tâm lưu trữ sinh quyển lớn của trái đất vì tất cả mọi yếu tố trên đảo từ đất, nước, không khí đều rất sạch, tạo tiền đề cho hệ thực vật – động vật nơi đây không ngừng sinh sôi phát triển. Đầu tiên, hòn đảo sở hữu tài nguyên thiên nhiên quan trọng với nguồn nước ngọt chiếm 27% dung tích lưu trữ nước sạch của toàn nước Úc trong khi diện tích đất chỉ chiếm 1% . Thứ hai, phần lớn lãnh thổ của Úc có khí hậu hoang mạc khô hạn  nhưng Tasmania lại là nơi có lượng mưa dồi dào nhất nước Úc, thời tiết mát mẻ quanh năm với bốn mùa rõ rệt , nhiệt độ cao nhất vào mùa hè khoảng 23 độ C, và thấp nhất vào mùa đông từ 30C. Yếu tố thứ ba vô cùng quan trọng đó chính là đất. Hòn đảo thiên đường này được thiên nhiên ban tặng thổ nhưỡng màu mỡ, với tỷ lệ đất đỏ ferrasol cao nhất nước Úc có độ phì nhiêu và năng suất cao . 
Tất cả những yếu tố trên tạo điều kiện cho Tasmania phát triển nền nông nghiệp bền vững, chất lượng cao. Đến Tasmania, bạn sẽ ấn tượng với những vùng bình nguyên rộng lớn, đồng cỏ bạt ngàn xanh mướt, với những đàn bò, đàn cừu được chăn thả tự nhiên và nhởn nhơ gặm cỏ giữa khung cảnh thiên nhiên bình yên. Tasmania được đánh giá là nơi vô cùng phù hợp để phát triển mô hình trang trại bò sữa chăn thả tự nhiên, sản xuất và chế biến sữa là ngành chủ đạo trên hòn đảo. Có thể thấy qua con số ấn tượng với sản lượng sữa tại Tasmania là hơn 1 tỷ lít sữa mỗi năm. 


Đàn bò sữa được chăn thả tự nhiên và tận hưởng không khí trong lành tại Tasmania

Gần đây, VitaDairy - một doanh nghiệp sữa có tiếng tại Việt Nam đã đầu tư trang trại tại Tasmania để thu hoạch và sản xuất sản phẩm với sữa non tươi, nhập khẩu 100% về Việt Nam. Ông nghĩ sao về điều này?
Ở góc độ của một chuyên gia về môi trường, tôi nhận thấy rằng đây là một nỗ lực không hề nhỏ của VitaDairy nhằm mang đến những sản phẩm xanh, sạch từ thiên nhiên. Có thể xem đây là một cơ hội để người dân được thưởng thức sản phẩm mang được hương vị nguyên bản của một nơi trong lành nhất thế giới. Ngoài ra, tôi đánh giá cao mô hình chăn thả tự nhiên mang tính nhân văn tại Tasmania. Khi đàn bò được tận hưởng không khí sạch, ăn nguồn cỏ hữu cơ dồi dào, uống nguồn nước trong lành, tự do sinh sống giữa thiên nhiên, chúng sẽ tạo nên nguồn sữa sạch tinh khiết với rất nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.
Xin cảm ơn ông về những chia sẻ quý giá này.