12/12/2019
Share

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 4/5 (1055 bình chọn)
9 tháng háo hức và học hỏi biết bao điều, đọc thật nhiều sách để có được một thai kỳ khỏe mạnh đón bé yêu như thế nào cho an toàn. Nhưng niềm vui khôn xiết khi bé yêu chào đời hầu như luôn đi kèm với sự bối rối nhận ra mình sẽ còn phải đối đầu với biết bao vấn đề mới mẻ đang chờ đón: mình sẽ cho con bú thế nào? làm thế nào để biết bé đang khóc vì đói, tắm cho bé như thế nào mới là đúng,… Mẹ và gia đình nên bỏ túi những lưu ý sau đây nhé.

1. 3 tháng sơ sinh, cần đặc biệt lưu ý

Ở giai đoạn này, bé vẫn còn rất non nớt, hệ cơ xương rất mềm yếu nên mẹ cần phải nâng niu, nhẹ nhàng một cách đặc biệt với bé.

Trong 3 tháng đầu đời, sức đề kháng của cơ thể bé chưa đủ mạnh để chống chọi với môi trường bên ngoài nên mẹ cần có những hiểu biết khoa học để giúp bé phát triển một cách mạnh khỏe.

Cũng trong thời kỳ này bé có thể gặp phải những khó khăn về ăn ngủ như thực quản bị trào ngược, vàng da sinh lý, không biết cách ngậm khớp vú, chướng bụng, táo bón do không hợp sữa, …

2. Cho bé bú đúng cách

Bạn hãy cho bé bú sớm nhất ngay khi có thể khi bé mới chào đời. Đặc biệt lưu ý cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và duy trì việc này càng lâu càng tốt. sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ giúp trẻ dễ tiêu hóa, hiếm khi gây dị ứng và chứa nhiều kháng thể giúp bé có thể chống lại các tác nhân gây bệnh.


Figure 1: Sữa mẹ là thức ăn tuyệt vời nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Nguồn: mamibuy.com.vn 

Dạ dày bé sơ sinh khá nhỏ, bạn cần cho bé bú thường xuyên để con được bú đủ lượng sữa cần thiết. Bé sẽ bú mỗi 1 – 2 giờ/lần trong vài tuần đầu mới sinh, mỗi cữ bú kéo dài khoảng 15 – 30 phút tùy vào lượng sữa mẹ, nhu cầu bú của bé… Khi đói, bé yêu sẽ có các dấu hiệu như khóc, ngọ nguậy không yên, tém miệng liên tục…

3. Cách cho bé ợ hơi sau khi bú

Dù bạn cho bé bú mẹ hay uống sữa công thức, sau khi bé bú no, hãy cho bé ợ hơi, tránh ọc sữa.

Tư thế bế cho bé ợ hơi là bạn bế bé ở tư thế vác vai, bụng bé áp sát vào ngực bạn, vỗ nhẹ lưng bé. Bế bé ở tư thế đó trong khoảng 10 – 15 phút, bạn hãy giữ đầu và cổ bé cẩn thận vì cổ bé sơ sinh còn rất yếu. Việc ợ hơi này giúp bé hạn chế bị ọc sữa sau khi bú no và tình trạng trào ngược dạ dày thực quản vì chức năng của van giữa thực quản và dạ dày của bé sơ sinh chưa hoàn thiện. Bạn có thể tham khảo một số tư thế cho bé bú để mẹ cảm thấy thoải mái.

 

Figure 2: Tư thế bế cho bé ợ hơi thường làm
Nguồn: yeutre.vn 

4. Cẩn thận khi chăm sóc rốn

Cuống rốn của trẻ sơ sinh là một vết thương hở, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Đây là trường hợp rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu cho trẻ.

Vì vậy, bạn cần chăm sóc rốn cho em bé cẩn thận và lưu ý vệ sinh theo các bước sau:

-            Trước khi chăm sóc rốn cho trẻ, bạn phải rửa tay thật sạch, sát trùng tay bằng cồn 90 độ

-            Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn của bé ra

-            Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem có bị viêm đỏ, có mủ chảy dịch vàng, chảy máu, có mùi hôi hay có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào không

-            Lau rốn bằng bông gòn với nước chín vô trùng, sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn

-            Sát trùng vùng da quanh rốn bằng nước muối sinh lý

-            Có thể để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng

-            Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ thứ gì vấy bẩn vùng rốn


Figure 3: Cần theo dõi, chăm sóc và vệ sinh rốn cho bé đúng cách
Nguồn: hellobacsi.com 

Bạn cần theo dõi và chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh hàng ngày, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như rốn rỉ nước vàng, có mùi hôi hoặc có mủ; rốn chảy máu; da quanh rốn sưng đỏ, rốn có chồi, rỉ nước kéo dài;…cần nhanh chóng đưa bé đi khám tại chuyên khoa nhi ở bệnh viện hoặc phòng khám uy tín.

5. Tắm cho bé

Da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm. Nếu mẹ không chăm sóc đúng cách và cẩn thận sẽ khiến bé dễ bị viêm da và nhiễm trùng da.

Không nên lạm dụng dầu gội, dầu tắm cho bé bởi chúng có một số thành phần hóa học, nếu không để ý và lựa chọn kĩ thì da bé rất dễ bị kích ứng.

Một số bà mẹ muốn tắm cho con bằng các loại lá dân gian nhưng mẹ cần lưu ý kĩ xem da bé thuộc loại da gì, bé nên tắm loại lá nào trong thời kì nào cho phù hợp.


Figure 4: Cần tắm cho bé đúng cách để giúp bé tránh gặp những tổn thương về da
Nguồn: vinmec.com 

Hướng dẫn cách tắm bé:

-             Sát trùng tay bằng cồn 70 độ trước khi tắm cho trẻ, cắt móng tay để tránh làm tổn thương da bé.

-             Pha nước ấm trên dưới 37 độ C, phòng kín gió, ấm áp, thông thoáng.

-             Nhẹ nhàng rửa mặt, tai, mũi, cổ trước khi tắm bằng nước muối sinh lý và khăn mặt bằng vải xô, bông băng, tăm bông.

-             Tắm từ chỗ sạch nhất đến chỗ bẩn hơn (những chỗ có nếp gấp như cổ tay, cổ, cổ chân, bẹn…, bộ phận sinh dục)

-             Nên lau rửa nhẹ cho bé từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng, riêng bé trai thì mẹ nên rửa nhẹ nhàng tránh tuột bao quy đầu.

-             Lau khô người bé bằng khăn bông mềm rồi quấn khăn bông khô vào người bé để bé không bị lạnh.

Sau khi tắm xong, mẹ nên bật lò sưởi khoảng 15 phút, cho phòng ấm áp, và thực hiện massage nhẹ nhàng giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, hệ tuần hoàn và giữ tinh thần bé thoải mái.

6. Giấc ngủ

Trẻ sơ sinh gần như ngủ suốt ngày đêm, chỉ thức dậy để bú vì chúng có thể tích dạ dày nhỏ nên mau đói.

Thông thường trẻ sơ sinh chỉ ngủ 16 - 20 tiếng 1 ngày. Có một số trẻ sơ sinh hay quấy khóc, gắt ngủ nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì sẽ làm mẹ mệt mỏi.

Mẹ cần rèn luyện cho bé ngủ theo quy trình tuần tự: ăn - chơi - ngủ, lặp đi lặp lai 1h - 3h một lần. Theo một quy trình tuần hoàn, lặp đi lặp lại như vậy mẹ sẽ biết được khi bé khóc là vì nguyên nhân gì, đến giờ nào là bé sẽ ngủ, đến giờ nào bé sẽ ăn. Như vậy sẽ đảm bảo sức khỏe cho bé mà mẹ có thời gian thảnh thơi.

Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt Vitamama - dùng cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú.

Vitamama là sản phẩm dùng thay thế bữa ăn phụ, bổ sung dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe cho các bà mẹ, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và tăng cường chất lượng sữa mẹ giai đoạn sau sinh. Vitamama giúp

Giảm stress, ngăn ngừa thiếu máu

Tăng cường sức khỏe và đề kháng

Hoàn thiện hệ thần kinh và thị giác

Hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Xây dựng và bảo vệ hệ xương

Vitamama là sản phẩm của Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam - đơn vị được Bộ y tế chứng nhận là đối tác duy nhất trong năm hành động miễn dịch (2019).

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VITADAIRY VIỆT NAM

99 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Tel/Fax: (028) 39152 111

Hotline: 1900 633 559

Website: www.vitadairy.vn 

Facebook: https://www.facebook.com/vitadairy.vn/ 

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng: 4/5 (1055 bình chọn)

Chủ đề liên quan

Bài viết liên quan

Mẹ bầu đã nhiễm Covid-19 và lo sợ nhiễm bệnh gây ảnh hưởng đến con: Đây là việc mẹ nên làm để an tâm hơn
25/03/2023
Mẹ bầu đã nhiễm Covid-19 và lo sợ nhiễm bệnh gây ảnh hưởng đến con: Đây là việc mẹ nên làm để an tâm hơn
Trong bối cảnh dịch bệnh chưa kết thúc và xuất hiện biến chủng mới, mẹ bầu dù đã mắc COVID-19 rồi cũng vẫn phải hết sức cẩn thận. Ngoài việc giữ gìn sức khỏe để tránh tái nhiễm, mẹ bầu cũng cần có những biện pháp tăng cường sức khỏe để bảo vệ con tốt hơn.
Tắc sữa sau sinh, mẹ phải làm gì?
04/06/2021
Tắc sữa sau sinh, mẹ phải làm gì?
Cho con bú là thiên chức cũng là sự kết nối thiêng liêng giữa mẹ và con ngay sau khi bé sinh ra đời. Tuy nhiên, nhiều mẹ sau sinh hay gặp phải tình trạng tắc sữa, vừa gây khó chịu và ảnh hưởng sức khoẻ của mẹ, vừa ảnh hưởng khiến bé gián đoạn bú mẹ. Để hạn chế tình trạng tắc sữa này mẹ nên lưu ý những gì?
7 Điều Mẹ Cần Lưu Ý Khi Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh
11/12/2019
7 Điều Mẹ Cần Lưu Ý Khi Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh
Cơ thể trẻ ở tháng đầu tiên sau khi sinh còn rất yếu. Vì vậy, việc chăm sóc trẻ trong thời gian này đòi hỏi mẹ phải có kiến thức, kĩ năng và sự khéo léo để không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của con về sau.
Những Lưu Ý Vàng cho mẹ sau sinh
11/12/2019
Những Lưu Ý Vàng cho mẹ sau sinh
Kiêng cữ sau sinh là một điều các mẹ nên hết sức lưu ý để đảm bảo sức khỏe hồi phục nhanh chóng và không ảnh hướng đến bé yêu. Cùng tìm hiểu về chủ đề này ngay dưới bài viết này nhé.

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới